|
Trung Quốc biến Đá Vành Khăn thành căn cứ hải quân mạnh nhất ở Nam Biển Đông.
|
Trung Quốc vừa thông báo các đợt tuần tra mới gần tất cả các đảo, rạn san hô và bãi cạn xung quanh quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với các nước láng giềng.
Theo Global Times, Trung Quốc cũng đã thiết lập và mở rộng căn cứ quân sự Đá Vành Khăn, tăng cường hiện diện ở Bãi Cỏ Mây và nhiều bãi cạn khác ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
Phương tiện truyền thông Nhật Bản và Philippines cũng như hãng tin AP có trong tay báo cáo quân sự mật của một nước không nêu tên cho thấy Hải quân Trung Quốc đã tuần tra xung quanh các đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Philippines đã phản ứng bằng cách tiếp nhận thêm một tàu tuần dương lớp Hamilton từ Mỹ. Đây là tàu chiến thứ 2 lớp Hamilton mà Philippines được Mỹ chuyển giao kể từ năm 2011. Trong khi đó, Nhật Bản cũng hạ thủy khu trục hạm trực thăng khổng lồ Izumo ngày 6/8, kỷ niệm ngày ném bom bom nguyên tử xuống Hiroshima năm 1945. Đây là “tàu sân bay” lớn nhất Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và làm dấy lên quan ngại việc Nhật Bản biến Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JDF) thành một quân đội đầy đủ, hùng mạnh.
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei tất cả các tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo Trường Sa. Philippines cho biết Trung Quốc đã đánh chiếm rạn san hô Đá Vành Khăn từ năm 1994.
|
Trung Quốc đã triển khai 2 tàu hộ tống, 1 tàu đổ bộ và ít nhất 4 tàu hải giám và ngư chính đóng quân ở vùng biển Trường Sa.
|
Báo cáo quân sự mật - mà các phương tiện truyền thông Nhật Bản và Philippines có trong tay - cho biết, Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu tuần tra vùng biển xung quan Bãi Cỏ Mây, Đá Vành Khăn… Căn cứ Đá Vành Khăn đã trở thành trung tâm chỉ huy hoạt động Hải quân Trung Quốc mạnh nhất ở Biển Đông và nhiều tàu chiến, tàu tuần tra và tàu đánh cá thường xuyên ập cảng tại pháo đài này.
Căn cứ Đá Vành Khăn có một sân bay trực thăng, hai pháo phòng không, hai súng máy, một trạm radar, phương tiện thông tin vệ tinh, một đài quan sát ba tầng và một sân bóng rổ.
|
Căn cứ Đá Subi có súng phòng không, bức tường bảo vệ và một trạm radar vòm hiện đại. |
Trung Quốc cũng đã củng cố căn cứ quân sự 7 hòn đảo nhỏ khác. Đá Chữ Thập đã trở thành một bến cảng cho loại tàu đổ bộ lớp 072 lớn nhất của Hải quân Trung Quốc, trong khi căn cứ quân sự ở Đá Subi có súng phòng không, bức tường bảo vệ và một trạm radar vòm tiên tiến.
Trung Quốc đã cử 2 tàu hộ tống, 1 tàu đổ bộ và ít nhất 4 tàu hải giám và ngư chính đóng quân trong khu vực.
Lê Chân (theo WantChinaTimes)