Trước những diễn biến căng thẳng mới ở Biển Đông, chuyên gia Michael Mazza có những chia sẻ quan điểm thẳng thắn về những kịch bản cuộc đối đầu Mỹ-Trung ở Biển Đông.
Vào thàng 4/2014, một số tạp chí đưa tin rằng, "Quân đội Mỹ vừa chuẩn bị các phương án quân sự để ứng phó với bất cứ khiêu khích nào ở biển Hoa Đông và Biển Đông". Ngoài ra, các phương tiện truyền thông khác cũng chạy thông tin: "Bất cứ động thái mới nào của Trung Quốc trong khu vực nhằm khẳng định các yêu sách chủ quyền đơn phương sẽ chịu những thử thách từ phía quân đội Mỹ".
|
Các tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải hoạt động trên khu vực Biển Đông.
|
Cùng trong khoảng thời gian đó, Bắc Kinh không ngừng tiến hành các hoạt động bồi đắp đất trái phép ở các rạn san hô trên Biển Đông.
Có lẽ cảnh báo về các kế hoạch quân sự của chính quyền Tổng thống Obama chưa gây tác động nhiều tới Bắc Kinh. Đơn cử, chỉ cuối tuần trước, Bắc Kinh đã kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông trong một động thái được cho là ngang nhiên đơn phương khẳng định chủ quyền.
Quay trở lại thời gian gần đây, các tổ chức nghiên cứu và quốc gia trên thế giới tố cáo Trung Quốc đang ngang nhiên cải tạo đất tại 7 địa điểm ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia nhận định, thông qua việc bồi đắp đất đó Bắc Kinh có thể xây các cơ sở hạ tầng trên những hòn đảo nhân tạo này, bao gồm cả căn cứ quân sự. Không chắc rằng, Mỹ hay các nước khác trên thế giới sẽ thuyết phục được Trung Quốc nhượng bộ trong các hoạt động mà họ đang tiến hành ở Biển Đông.
Ở một diễn biến mới nhất, chính quyền Washington đưa ra hồi chuông cảnh báo Bắc Kinh rằng, sau những phát ngôn mạnh mẽ đó, họ đang xem xét các lựa chọn khác để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông. Cụ thể, Mỹ có những lợi ích ở vùng này bao gồm tự do trên biển và trên không và duy trì ổn định, hòa bình trong khu vực.
Đáp trả lại, phía Trung Quốc bày tỏ sự phản đối trước động thái trên từ Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh mô tả những ý định trên (của Washington) là "nguy hiểm và khiêu khích". Trong trường hợp Nhà Trắng nhất trí ủng hộ kế hoạch (động binh) của Lầu Năm Góc, chắc chắn tình hình khu vực sẽ leo thang. Trong khi đó, các quyết định xây đảo nhân tạo, dùng tàu khu trục hải quân để bảo vệ tàu nạo vét bùn cũng là những bước leo thang. Dưới quan điểm đó, các chuyên gia nhận định, một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ - Trung có thể xảy ra.
Các chuyên gia cũng nêu ba kịch bản trong trường hợp Mỹ sử dụng biện pháp quân sự ở Biển Đông gồm:
- Thứ nhất, những nhà phân tích quốc tế cho rằng, việc tiếp cận bằng quân sự từ Washington có thể khiến Trung Quốc "nhún nhường" trong cách ứng xử của họ trong cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Bắc Kinh có thể ngừng hoạt động nạo vét và có thể triển khai các tàu tuần tra biển thay cho các tàu khu trục các các bến cảng mới đắp (phi pháp) của họ.
- Tiếp theo, mặc dù các đối tác và đồng minh Mỹ nhìn chung hoan nghênh chính sách "xoay trục" châu Á của Washington. Tuy nhiên, họ hoài nghi về những cam kết bảo đảm an ninh trong khu vực từ cường quốc lớn mạnh này. Do vậy, việc Mỹ sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc sẽ là một lựa chọn để trấn an các nước đồng minh.
- Thứ ba, với việc điều tàu chiến, máy bay tới khu vực cách các bãi đá ngầm (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) 12 hải lý mà Trung Quốc đang cải tạo trái phép, Quân đội Mỹ sẽ bảo vệ được tự do trên biển và trên không. Thực hiện điều này sẽ là quan trọng đối với hoạt động của Không quân và Hải quân Mỹ không chỉ ở Biển Đông mà còn ở toàn cầu. Tuy nhiên, những thay đổi bất lợi trong chuẩn mực hành vi và việc diễn giải truyền thống của các luật quốc tế không thể bị giới hạn chỉ trong một khu vực trên thế giới.
Tuy nhiên, chính quyền Washington trong trường hợp này đã hành động một cách cận trọng và luôn theo sát từng diễn biến để tìm hướng giải quyết hòa bình.
Thanh Nga (theo National Interest)