Dưới đây là bài viết của chuyên gia Robert Haddick, tác giả cuốn sách “Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và tương lai của Thái Bình Dương”. Trong bài viết của mình, ông Robert Haddick đưa ra một số giải pháp dành cho Mỹ trước sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Dưới đây là nội dung bài viết do Kiến Thức lược dịch:
Trung Quốc sắp vượt Mỹ?
Mỹ và Trung Quốc là 2 phe tại Tây Thái Bình Dương, khi mỗi bên đều muốn mở rộng phạm vi kiểm soát của mình tại đây. Sự bước tiến về công nghệ của phe này sẽ được đáp trả bằng bước tiến khác của phe kia, khiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày càng giống như nơi để Mỹ và Trung Quốc tranh giành theo từng động thái của mỗi bên.
|
Máy bay chiến đấu Su-30 của Trung Quốc. |
Mặc dù việc tập trận và thử tên lửa có thể gây phức tạp thêm tình hình, nhưng những chi tiết này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến những chính sách của cả hai bên trong một cuộc khủng hoảng về lý thuyết. Và giới hạn trong những chính sách đó sẽ dần ảnh hưởng đến chiến lược lớn của các quốc gia trong khu vực.
Sáu mươi năm trước, Washington lo ngại khả năng thiết lập hỏa lực của Trung Quốc tại hai đảo Quemoy và Matsu, nơi đồn trú của các lực lượng Đài Loan thường xuyên phải hứng chịu những cuộc pháo kích của Quân đội nhân dân Trung Hoa (PLA). Với sự trợ giúp của Mỹ và sự xuống cấp của không quân và thủy quân PLA, Đài Loan đã được an toàn trong nhều thập kỷ.
Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba vào tháng 3/1966 (thời điểm Mỹ điều 2 tàu sân bay chiến đấu đến khu vực) và những màn khuếch trương sức mạnh đầy ấn tượng của quân đội Mỹ năm 1991 tại Cuộc chiến vùng Vịnh đã khiến nhiều nhà lãnh đạo của Trung Quốc tiến hành cải cách toàn diện sức mạnh quân sự của nước này, tập trung vào phát triển những loại tàu chiến, máy bay, tên lửa “ chống can thiệp”.
Mục tiêu của chương trình này sau gần 20 năm vẫn là thiết lập một vùng an toàn do PLA kiểm soát tại tây Thái Bình Dương khiến cho việc lực lượng của đối phương hoạt động tại khu vực này trong cuộc khủng hoảng có nguy cơ xảy ra sau đây la rất nguy hiểm. Năm 2007, 11 năm sau cuộc khủng hoảng 1996, một cuộc điều tra của RAND cho Không lực Mỹ kết luận rằng quân đội Mỹ có thể thua trước lực lượng “ chống can thiệp” của PLA nếu như có 1 cuộc kủng hoảng nữa xảy ra.
Liệu Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương thật sự bị áp đảo bởi tên lửa và máybay có tầm hoạt động lớn hơn của Trung Quốc? Những tàu chiến và tàu ngầm mang tên lửa chống hạm YJ-83, SS-N-22 Sunburn và SS-N-27 Sizzler của Trung Quốc hoàn toàn áp đảo tên lửa Harpoon của Hải quân Mỹ. Trên mặt biển, tàu chiến của Mỹ sẽ phải hứng chịu những cuộc tấn công tên lửa của Trung Quốc trước khi vào được vùng có thể phản công.
|
Trung Quốc có áp đảo được Mỹ bằng lực lượng tên lửa diệt hạm vượt trội? |
Những nhà hoạch định của Mỹ có thể dựa vào sức mạnh tương đương từ tàu ngầm và những chiến dịch dưới lòng biển để loại bỏ tàu chiến thù địch. Nhưng những bệ phóng tên lửa và sân bay trên mặt đất của Trung Quốc sẽ là một rào cản nữa với Mỹ và các lực lượng đồng minh trong khu vực.
Cũng như tên lửa trên biển, Trung Quốc cũng có nhiều bước tiến lớn với những bệ phóng tên lửa và sân bay trên mặt đất của mình. Trung Quốc vận hành mẫu máy bay chiến đấu SU-30 Flanker của Nga (tầm hoạt động là 1500 km). Trong tương lai gần, những chiếc máy bay này sẽ được trang bị tên lửa chống hạm YJ- 12 ( tầm bắn 400 km), là mối đe dọa tiềm tang cho bất cứ mục tiêu nào cách Trung Quốc 1900 km. Như vậy sẽ nằm vượt qua tầm hoạt động của máy bay trên tàu khu trục của Hải quân Mỹ (1300 km với máy bay tấn công F/A 18 E/ F và F-35C được trang bị tên lửa không đối đất) và tên lửa hành trình Tomahawk (1600 km).
Trung Quốc sở hữu một kho vũ khí lớn các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên bộ đủ khả năng tấn công các căn cứ Mỹ tại tây Thái Bình Dương. Hơn nữa, Trung Quốc có khả năng tấn công mục tiêu cố định trên bộ bằng tên lửa hành trình có tầm bắn 3300 km (qua Guam và eo biển Malacca) từ Trung Quốc. Cuối cùng, tên lửa đạn đạo chống tàu chiến nổi tiếng DF-21D với tầm bứn 1500 km, trang bị đầu đạn dẫn đường sẽ là đối thủ mới với những tàu sân bay của Mỹ và các tầu chiến khác đang hoạt động tại Tây Thái Bình Dương.
Mỹ đáp trả như thế nào
Không thấy sự phản hồi từ phía Mỹ, những nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc nghĩ rằng họ đủ khả năng để áp đảo các căn cứ không quân của Mỹ tại tây Thái Bình Dương và đe dọa các tàu chiến Mỹ trước khi chúng có thể tiếp cận Trung Quốc. Suy nghĩ đó có thể khiến cho cuộc khủng hoảng tại khu vực trong tương lai trở nên cực kì nguy hiểm. Mỹ đã đáp trả bằng cách thêm một vài mẫu thiết kế hiện đại để tăng cường cho quân đội.
Không quân Mỹ đang chế tạo tên lửa không đối đất có tầm bắn được mở rộng (JASSM-ER), một loại tên lửa đường dài thông minh có tầm bắn trên 900 km. JASSM-ER có khả năng cập nhật mục tiêu trong khi đang bay, có thể được lập trình để tự động tìm mục tiêu nhất định và có thể tấn công một cách chính xác mục tiêu cố định và di động. Không quân Mỹ dự định trang bị cho tất cả máy bay loại tên lửa này, mặc dù nó quá lớn với khoang vũ khí bên trong của máy bay chiến đấu F-35.
|
Mẫu thử nghiệm của tên lửa hành trình không đối đất AGM-158B JASSM-ER.
|
Nhận thấy loại tên lửa chống hạm Harpoon đã bị vượt xa bởi một số loại tên lửa khác của Trung Quốc, Hải quân Mỹ cũng có ý định trang bị JASSM-ER như một loại tên lửa tầm xa chống tàu chiến mới (LRASM ). Điều này đồng nghĩa với việc LRASM sẽ có tầm bắn gấp 7 lần so với tên lửa Harpoon và vượt qua tên lửa chống hạm của Trung Quốc.
Hải quân Mỹ đã cho phóng nguyên mẫu của LRASM từ một trong những tàu chiến tiêu chuẩn và máy bay chiến đấu, kết quả cho thấy nó có thể phân biệt được các mục tiêu khác trên đường đi để tấn công vào mục tiêu đã định sẵn. Các máy bay và tàu chiến của Mỹ được trang bị tên lửa JASSM-ER và LRASM giờ đây có thể tham chiến ở những điều kiện trước đây tưởng như là ngoài khả năng, một sự phát triển có thể khiến cho các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc phải suy nghĩ lại nhận định của họ.
Hải quân Mỹ cũng đang từng bước cải tiện phạm vi và khả năng của hệ thống phòng thủ trên những tài sân bay khỏi tên lửa và máy bay địch. Những biện pháp này, bao gồm việc tích hợp nhiều loại máy bay, radar, tên lửa và phần mềm mới, là lời đáp trả những mối đe dọa từ tên lửa chống tầu chiến.
Nhưng cho dù đã có những tiến bộ trong việc bảo vệ tàu chiến, các quan chức và nhà hoạch định của Lầu Năm Góc không hoàn toàn tự tin rằng ngay cả tàu sân bay được bảo vệ kĩ càng nhất có thể tác chiến ở bất cứ đâu. Vậy nên, một cuộc tranh luận đang diễn ra trong nội bộ Lầu Năm Góc và Quốc Hội về vấn đề Hải quân Mỹ sẽ trở nên mạnh mẽ đến mức nào với việc sắp hoàn thiện máy bay giám sát và máy bay chiến đấu không người lái (UCLASS).
Có lẽ kinh nghiệm từ sự chậm trễ và tốn kém của chương trình máy bay chiến đấu F-35, Hải quân Mỹ và các quan chức đứng đầu Lầu Năm Góc hẳn là sẽ muốn giới hạn loại máy bay không người lái mới này vào nhiệm vụ chính là tuần tra trên không gần những nhóm tàu sân bay trên biển. Những quan chức khác, khi đã nhận thức được những mối đe dọa tên lửa đáng kể mà tàu chiến của Mỹ đang phải đối mặt, đã yêu cầu loại máy bay tàng hình không người lái có thể được triển khai ở ngoài tầm của tên lửa địch, tiếp cận những khu vực được bảo vệ chắc chắn và tự động tìm diệt mục tiêu được cho sẵn.
Nếu thành công, loại máy bay tấn công không người lái như vậy sẽ duy trì vị thế của những tàu khu trục Mỹ bằng cách gia tăng rât nhiều phạm vi hoạt động của máy bay, từ đó giữ cho tàu nằm ngoài tầm bắn của tên lửa. Những người ủng hộ UCLASS cho rằng Mỹ đã đầu tư nhiều cho tàu sân bay và các loại tàu chiến khác nên các loại mý bay cũng cần được cải tiến. Nhưng ngược lại phần đông các quan chức thận trọng của Lầu Năm Góc và Hải quân có vẻ rất lo lắng về rủi ro kĩ thuật và chi phí trong việc phát triển một loại máy bay hiện đại như vậy. Họ lo sợ một thất bại như từng xảy ra với chiếc F-35 sẽ dẫn đến việc hủy bỏ tòan bộ chương trình UCLASS, điều này sẽ khiến cho Hải quân Mỹ chịu nhiều tổn thất hơn so với việc chỉ sử dụng máy bay giám sát không người lái trước.
Trước các động thái của Mỹ, Trung Quốc sẽ có những bước đi như thế nào?
(Còn tiếp)
Phong Đức