Cuộc hội đàm Ukraine-Nga ở Minsk: Nhiều tín hiệu mù mịt

Google News

(Kiến Thức) - Với những mục đích khác nhau trong cuộc xung đột ở đông Ukraine, Tổng thống Putin và Petroshenko sẽ khó đạt thỏa thuận trong cuộc họp ở Minsk.

Đoàn xe viện trợ nhân đạo bí ẩn của Nga dường như sắp quay trở lại Ukraine. Dường như viễn cảnh về một cuộc chiến tranh cũng ngày càng gần hơn. Do vậy, dư luận quốc tế đặt nhiều kì vọng vào cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Tổng thống Nga Putin tại thủ đô Minsk vào ngày 26/8.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, cuộc gặp gỡ này sẽ không làm tình hình giữa hai nước sáng sủa hơn. Kì vọng hòa bình là rất khó khăn bởi vì trong cách tiếp cận cuộc xung đột, cả ông Poroshenko và ông Putin đang tìm kiếm các mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Cả hai đều chịu áp lực chính trị từ trong nước rất lớn để giữ thế thượng tôn trong cuộc xung đột này.
 Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Ukraine Poroshenko gặp nhau trong dịp kỉ niệm 70 năm ngày Quân Đồng minh đổ bộ Normandy ở Pháp dịp mùa hè năm nay.

Với ông Poroshenko, việc khẳng định chủ quyền của Ukraine đối với hai vùng Lugansk và Donetsk ở trung tâm công nghiệp miền đông là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tính hợp pháp của chính phủ mới. Ngoài ra, việc làm này còn nhằm đoàn kết các tầng lớp nhân dân, bắt đầu tái xây dựng lại nền chính trị-kinh tế của nước này theo hình thức dân chủ của châu Âu sau hơn hai thập kỷ chìm trong nạn tham nhũng và chia rẽ bè phái chính trị.
Trong khi đó, với ông Putin, sau nửa năm liên tục viện cớ rằng, họ chỉ giúp đỡ những người dân tộc Nga hiện sinh sống ở Kiev thoát khỏi giới chính quyền Kiev khi họ ra sức nhằm vào cộng đồng người dân nói tiếng Nga.
Thực tế, nền kinh tế Nga đang trên bờ vực suy thoái khi mà giá cả lương thực tăng cao, hàng tỷ USD tiền đầu tư từ nước ngoài bay mất, điện Kremlin không muốn mất điểm trong cộng đồng dân chúng trong nước xoay quanh vụ Ukraine được.
Hai dân quân tự vệ thân Nga đi xem xét một garage ô tô đang bị bốc cháy sau một vụ pháo kích ngày 23/8 ở Donetsk.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, ông Putin có 3 lựa chọn: 1.Việc đầu tiên và có khả năng nhất đó là tăng cường chuyển giao nhân lực, vũ khí và thiết bị quân sự hạng nặng cho phe ly khai Ukraine để đảo ngược tình hình chiến sự. 2. Chiến thuật đóng băng cuộc xung đột đó sẽ được đưa vào áp dụng thông qua việc dàn xếp một lệnh ngừng bắn mà có cả Nga, Ukraine, châu Âu tham gia. 3. Cuối cùng, nếu cuộc chiến tranh ủy nhiệm đó trên bờ vực thất bại, ông Putin có thể khởi động cuộc xâm lược Ukraine toàn diện.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, ông Putin đã khéo léo áp dụng thành công cả 3 lựa chọn phía trên khi Ukraine và NATO liên tục cáo buộc Nga chuyển giao vũ khí, trang thiết bị quân sự và cả pháo cối sang cho quân nổi dậy. Còn nhớ, vào ngày 22/8, Ukraine cáo buộc rằng, hơn 200 xe tải Nga vượt biên giới trái phép vào nước này. Còn NATO đưa ra báo cáo rằng, lực lượng vũ trang Nga vượt qua biên giới bắn pháo về phía lãnh thổ Ukraine.
Trong khi phía Ukraine (cụ thể là Tổng thống Poroshenko) vẫn duy trì quan điểm của mình. Còn phía Nga cũng chưa có dấu hiệu ngừng các hành động của mình. Điều này khiến hai nước khó lòng đạt được một thỏa thuận trong khuôn khổ hội nghị ở Minsk.
Đã có báo cáo rằng, một đại diện của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tham gia cuộc đàm phán ở Minsk với mục đích thúc đẩy một “giải pháp hoàn bình”. Tuy nhiên, vào thời điểm này, cả Ukraine và Nga đều không thể theo đuổi điều này. Bởi một vài lý do chính trị trong nước, ông Poroshenko và Putin đều cần một chiến thắng, chứ không phải một thỏa hiệp hòa bình trong cuộc tranh giành này. Bạn sẽ không thể chú tâm vào cuộc đàm phán nếu bạn vẫn cố gắng hi vọng mình sẽ giành được nhiều thắng lợi hơn trên chiến trường.
Thanh Nga (theo Fox News)