Trả lời câu hỏi phỏng vấn của phóng viên "Sputnik" sáng ngày 27/4, chuyên gia Nga Andrey Kuznetsov - Tổng Giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga - phát biểu như sau:
Theo tính toán sơ bộ, đã có khoảng 40 tấn cá bị chết. Nhưng điều này, rõ ràng, chỉ là phẩn nổi của tảng băng trôi. Điều đáng sợ và tồi tệ hơn nữa, là sự hủy hoại môi trường sống của cá. Bởi ở những khu vực vùng biển đó tăng vọt độ kiềm trong nước từ 7 đơn vị pH đến 10,5 đơn vị. Trong môi trường kiềm nặng như vậy không sinh vật nào có thể sống nổi.
|
Hình ảnh cá chết hàng loạt ở viên biển miền Trung Việt Nam. Ảnh: Stinger |
Các chuyên viên của Trung tâm Nhiệt đới đã tiến hành nghiên cứu ở những khu vực mà chúng tôi biết rõ có nền đất đá cứng và dòng chảy mạnh hướng từ Bắc vào Nam. Nó cũng dẫn đến lan tỏa chất độc ở hàng trăm cây số biển ven bờ của các tỉnh.
Theo sự ủy thác của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, vấn đề này đang thu hút các chuyên viên của hàng loạt Bộ ngành tham gia tháo gỡ, trong đó có Bộ Nông nghiệp, cơ quan chuyên trách khoa học công nghệ, và Nội vụ. Tập thể chuyên viên của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cũng liên kết vào hoạt động này. Chiều nay sẽ có cuộc họp chung về phân định rõ nguyên nhân thảm họa. Hiện thời tất cả dư luận cho rằng thủ phạm là Khu công nghiệp Formosa - xí nghiệp sản xuất thép của Đài Loan đặt tại tỉnh Hà Tĩnh. Xí nghiệp này cần xúc xả thiết bị qua đường ống dẫn chất thải chạy ra biển cách bờ 1,5 km. Nhưng cơ chế kiểm soát cần thiết với hệ thống này lại không hiện hữu trong đề án.
Tình trạng cá chết hàng loạt lại khơi bùng phát vấn đề là tất cả các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cần phải đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan chuyên trách môi trường. Đối với Việt Nam, yêu cầu này đặc biệt quan trọng, bởi vì đất nước, mà trước hết là phần miền Trung, vốn là con tin của thiên nhiên với đặc điểm địa lý địa hình của vùng này. Chính dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung hiện tập trung các cơ sở dân sinh và khu công nghiệp. Đào sâu trên lục địa là hầu như không thể: tại đó là đồi núi. Nước sạch có vị thế quan trọng sống còn đối với các tỉnh ven biển.
Chuyên gia khoa học Nga Andrey Kuznetsov kết luận: Theo tôi, tuyệt đối không thể chấp nhận câu hỏi mà có vị doanh nhân đặt ra: Chọn cá tôm hay là thép?
Minh Châu (Theo Sputnik)