Trên nền ngừng chiến giữa chính quyền Kiev và dân quân miền Đông
Ukraine, Mỹ đang có lập trường chờ đợi và, bất chấp các tuyên bố phát đi từ Kiev, không vội cung cấp vũ khí hoặc ký kết liên minh quân sự với Ukraine hay kết nạp nước này vào
NATO.
Đại diện của Nhà Trắng tuyên bố với RIA Novosti, là hiện chưa bàn đến việc cung cấp vũ khí cho Kiev, và vấn đề dành cho Ukraine quy chế thành viên liên minh cũng chưa được giải quyết. Các chuyên gia cho rằng liên minh quân sự là ít có khả năng, bởi vì Washington không có lợi khi dành cho Kiev sự đảm bảo an ninh.
Sẽ không có vũ khí
Những ngày gần đây có những tuyên bố ngược chiều nhau về việc các nước NATO dường như có kế hoạch cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraine.
Hôm 07/9/2014 cố vấn của Tổng thống Ukraine Yuriy Lutsenko viết trên Facebook, là tại cuộc họp thượng đỉnh NATO ở Wales đã đạt được thỏa thuận cung cấp vũ khí hiện đại từ Mỹ, Pháp, Ba Lan, Na Uy và Italy. Về sau tất cả các nước này đã bác bỏ tuyên bố trên, nhưng nhà lãnh đạo Ukraine Petro Poroshenko quả quyết rằng dù sao cũng đã đạt được thỏa thuận với nhiều nước NATO về việc cung cấp trực tiếp vũ khí hiện đại.
|
Ukraine có nhận được vũ khí Mỹ? |
Đại diện Hội đồng an ninh quốc gia trực thuộc Nhà Trắng Katelen Heiden đã bác tuyên bố của Lutsenko về cung cấp vũ khí từ
Mỹ. Bà này tuyên bố với
RIA Novosti: “Những thông báo này không đáng tin cậy”.
Đồng thời Heiden nói thêm, Mỹ đang xem xét thêm khả năng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Bà này nói: “Ukraine đã đưa ra những yêu cầu khác nhau viện trợ bổ sung trong lĩnh vực an ninh, và chúng tôi xem xét tất cả chúng để xác định xem chúng tôi có thể hỗ trợ Ukraine trong tương lai như thế nào”.
Không có kế hoạch liên minh
Theo đại diện Nhà Trắng, không có gì thay đổi trong vấn đề trao cho Ukraine quy chế thành viên đồng minh cơ bản của Mỹ nằm ngoài NATO.
Những nước có quy chế tương tự như vậy là những nước đồng minh chiến lược của Mỹ (Nhật Bản, Izrael, Australia, Hàn Quốc), cũng như các nước mà Washington có những bất đồng nghiêm trọng ngoài hợp tác quân sự chặt chẽ (ví dụ, Pakistan và Afganistan). Chính quyền Ukraine nhiều lần nói, là có ý định nhận được quy chế tương tự, và dự thảo luật tương ứng đã được trình lên quốc hội Mỹ, song tạm thời triển vọng của nó vẫn đang mờ mịt.
|
"Ukraine là bạn của Mỹ, nhưng không phải đồng minh trong NATO" |
Theo bà Heiden, lập trường của Mỹ đã được đại diện của Nhà Trắng Josh Ernest phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh ở Wales và cho đến nay vẫn không có gì thay đổi.
Ông Josh Ernest tuyên bố, rằng “Ukraine là bạn của Mỹ, nhưng không phải đồng minh trong NATO”, đồng thời Washington sẵn sàng “sát cánh” với Ukraine và giúp nước này trong lĩnh vực an ninh, nhưng cung cấp vũ khí là giới hạn quan trọng trong chính sách của Mỹ, đối với nhiều chính khách Mỹ, đây là giới hạn có nghĩa là sự can thiệp trực tiếp vào xung đột.
Thậm chí phe đối lập vũ trang “ôn hòa” ở Syria hoàn toàn được Washington ủng hộ cũng chỉ nhận được số lượng rất hạn chế vũ khí hạng nhẹ, mà là ba năm sau cuộc đối đầu ở nước này, khi những người đối lập “ôn hòa” đã bị cả quân đội chính phủ, cả những người Hồi giáo cực đoan dồn ép.
Việc dành quy chế đồng minh có nghĩa đảm bảo sự can thiệp quân sự của Mỹ trong trường hợp có xung đột với các nước khác, và sự ủng hộ Kiev của Washington tạm thời chưa đi xa đến như vậy.
Viện trợ sẽ được tăng cường
Đổng thời Mỹ sẵn sàng tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, nhưng không liên quan đến cung cấp vũ khí trực tiếp, bà đại diện Nhà Trắng cho biết rõ.
Heiden nói: “Từ tháng 3/2014, Mỹ đã công bố dành hơn 60 triệu USD viện trợ quốc phòng không bao gồm vũ khí cho Ukraine để chống lại sự mất ổn định, duy trì toàn vẹn lãnh thổ và cải cách các cơ quan quốc phòng”.
Nhà Trắng cũng không loại trừ cung cấp vũ khí trong tương lai khi tuyên bố là đang xem xét tất cả các đề nghị viện trợ của Ukraine. Nhà Trắng không cho biết bao giờ thì sẽ có các quyết định tương ứng.
Các chuyên gia mà RIA Novosti phỏng vấn ở Mỹ cho rằng, hiện Washington chưa có quyết định về các quan hệ liên minh hoặc khả năng kết nạp Ukraine vào NATO, điều mà người ta thường luôn luôn nói ở Kiev. Phó giám đốc viện Kennan ở Washington Wiliam Pomerants nói với RIA Novosti: “Ukraine hi vọng nhiều vào việc trở thành thành viên (của NATO), nhưng vẫn như trước, rất khó mà biết được ý định của Mỹ và EC về việc liệu kết cục Ukraine có sẽ thành thành viên NATO hay không”.
Về phần mình, nhà phân tích các lực lượng vũ trang châu Âu và các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) Konrad Muzyka cho rằng việc dành cho Ukraine quy chế đồng minh cơ bản ngoài NATO có xác suất thấp.
Ông Konrad Muzyka nói với RIA Novosti: “Một liên minh như vậy hiện có xác suất thấp. Ở Washington người ta không nghiêng về làm sâu sắc hợp tác quân sự với Ukraine, đó là không nói đến dành cho Kiev sự đảm bảo an ninh”.
Đồng thời chuyên gia này nhận định, là “Mỹ, không nghi ngờ gì, sẽ có vai trò tích cực hơn trong hiện đại hóa và tổ chức lại quân đội Ukraine” sau khi xung đột kết thúc.
Trước đây chính phủ Ukraine đã phê duyệt dự án luật về bãi bỏ quy định không tham gia khối có hiệu lực từ năm 2010 của nước này và định hướng gia nhập NATO. Thủ tướng Arseniy Yasenyuk đã tuyên bố, rằng mục đích của Kiev là “nhận được quy chế đặc biệt giữa Ukraine và NATO”. Tuy nhiên tại hội nghị thượng đỉnh NATO vừa diễn ra ở Wales vấn đề tương tự không được thảo luận chính thức.
Tổng thống Ba Lan Bronislav Komorovskiy tối 08/9/2014 cũng đã bác bỏ thông tin về thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Ucraiina trên kênh truyền hình Ba Lan TVN24 BiS khi ông tuyên bố vấn đề này nói chung đã không được nêu lên tại hội nghị thượng đỉnh NATO.
Nhà lãnh đạo Ba Lan tuyên bố: “Hội nghị thượng đỉnh NATO nói chung đã không nói về chuyển vũ khí đến Ukraine. Ukraine có thể chờ đợi sự ủng hộ về chính trị. Có thể tính đến viện trợ, nhưng đó không thể liên quan đến các thiết bị (vũ khí) mang đến cái chết”
Ông Komorovskiy nói thêm: “Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Newport đã không dành cho việc làm thế nào cứu Ukraine”. Theo ông tổng thống Ba Lan, khối Bắc Đại Tây dương đã cho thấy rõ không thể hứa với Ukraine nhiều hơn những gì khối có thể cho nước này.
Nguyễn Vũ (Theo RIA Novosti)