Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình sang những khu vực khác nhau trên thế giới. Trọng tâm chú ý của Bắc Kinh là các nước láng giềng Đông Nam Á.
|
Giáo sư Dmitry Mosyakov là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các nước Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga). Ảnh: RIAC |
Trong cuốn "Chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á: Từ xưa đến nay", giáo sư Dmitry Mosyakov - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các nước Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) – bàn về ý đồ sâu xa của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, giáo sư Mosyakov giải thích: "Trong cuốn sách này, tôi cố gắng chứng minh rằng một yếu tố quan trọng tác động đến chính sách của Bắc Kinh đối với khu vực Đông Nam Á là ý tưởng truyền thống coi các quốc gia trong khu vực chỉ là các nước chư hầu của Trung Quốc; vùng lãnh thổ này đã bị mất trong thời kỳ đất nước là yếu đuối và Trung Quốc trước hết phải giành lại quyền thống trị khu vực này. Quan điểm đó có thể được giải thích không chỉ bằng những yếu tố lịch sử và chính trị mà trước hết bằng lý do kinh tế. Trong năm 1965, Mao Trạch Đông đã tuyên bố: Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á - bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Myanmar Điện, Malaysia, Singapore. Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… ".
Cuốn sách "Chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á: Từ xưa đến nay" nói về những mô hình khác nhau trong sự tương tác của Trung Quốc với các nước láng giềng phía nam và những phương pháp tác động đến các nước này. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc có thể làm như vậy vì Mỹ và Liên Xô không ngăn chặn hành vi đó. Nhưng, các hành động quân sự ở Biển Đông đã tạo ra hình ảnh Trung Quốc là một quốc gia hung hăng, điều đó không góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và không giúp Bắc Kinh tiếp cận thị trường tài chính quốc tế. Sau đó Bắc Kinh bắt đầu áp dụng những phương pháp khác để mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á.
Hiện có ba phương pháp quan trọng nhất.
Phương pháp đầu tiên là Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) Trung Quốc-ASEAN đã được thành lập trong năm 2010. Cán cân thương mại của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á có thặng dư lớn, có rất nhiều dự án kinh tế, bao gồm cả các dự án với sự tham gia của những người Hoa sinh sống ở các nước đó. Nhờ các yếu tố này Bắc Kinh đã có ý định biến tác động kinh tế thành tác động chính trị. Nhưng, lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của bá quyền khu vực của Trung Quốc và đã kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh.
Phương pháp thứ hai là dự án Mekong lớn với sự tham gia của bốn quốc gia ở khu vực hạ lưu. Trung Quốc đã tích cực tài trợ cho dự án, với hy vọng sẽ mở rộng ảnh hưởng ở các nước hạ lưu sông Mekong . Song, việc Trung Quốc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đã dẫn đến tình trạng hạn hán thiếu nước nghiêm trọng ở vùng đồng bằng và gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp của các nước Đông Nam Á. Nỗ lực của Trung Quốc theo hướng này cũng không mang lại kết quả mong muốn.
Phương pháp thứ ba là phát triển quan hệ song phương với các nước Đông Nam Á. Giáo sư Mosyakov đánh giá i quan hệ của Bắc Kinh với Myanmar và Lào như một công cụ mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Ví dụ, ở Myanmar, nơi có nhiều người Hoa sinh sống ở khu vực biên giới và vị trí bấp bênh của các bộ tộc miền núi, Trung Quốc đã có ý định làm chủ tại các khu vực dọc theo đường biên giới khá dài Trung Quốc-Myanmar. Nhưng, các hành động kiên quyết của chính phủ Myanmar đã ngăn chặn kế hoạch đó. Tại Lào cũng có tâm trạng phản đối sự ngạo mạn của Trung Quốc. Ở nước này Bắc Kinh đang thành lập các "trung tâm phát triển" với vốn đầu tư của Trung Quốc và lao động Trung Quốc, hạn chế sự tham gia của cư dân Lào vào các dự án đó.
Theo giáo sư Mosyakov, các nước Đông Nam Á không có ý định sống dưới sự thống trị của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, các nước này đang tìm kiếm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Và họ nhận thấy đối trọng như vậy ở các nước khác, chủ yếu ở Mỹ.
Cuốn sách "Chính sách của Trung Quốc ở Đông Nam Á: Từ xưa đến nay" của giáo sư Mosyakov có nhiều đoạn viết về sự tranh giành ảnh hưởng của hai cường quốc tại Đông Nam Á, một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới . Hiện thời, Trung Quốc đang chờ đợi những bước đi đầu tiên của chính quyền mới ở Mỹ theo hướng Đông Á và tăng cường quan hệ với các đối thủ chính của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Theo giáo sư Mosyakov, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đều cần đến hòa bình và ổn định để khu vực này không chịu áp lực chính trị.
Minh Châu (Theo Sputnik)