Châu Á-Thái Bình Dương: Không gian hợp tác hay xung đột?

Google News

(Kiến Thức) - Một trong những chủ đề chính của Hội thảo khoa học mang tên Primakov năm nay là "Châu Á-Thái Bình Dương là không gian hợp tác hay xung đột?"

 
Chau A-Thai Binh Duong: Khong gian hop tac hay xung dot?
Cố Thủ tướng Liên bang Nga Yevgeny Primakov (1929-2015) vốn là nhà khoa học, Đông phương học và giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại. Ảnh: The Guardian 
Tham gia hội thảo khoa học có hơn 50 chuyên gia quốc tế hàng đầu, các nhà kinh tế, chính trị gia và nhà ngoại giao từ 22 quốc gia trên thế giới.
Các vấn đề chính được thảo luận tại hội thảo là quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong tương lai, mối quan hệ của Mỹ và các đối tác lớn nhất tại Châu Á Thái Bình Dương (Nhật Bản và Hàn Quốc), sự phát triển của mối quan hệ Nga-Nhật sau chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Putin, tình hình ở Biển Đông, những phương thức giảm thiểu rủi ro do các hành động của CHDCND Triều Tiên.
Về thách thức lớn nhất đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Phó Giám đốc Viện Chính trị và Kinh tế Thế giới (IMEMO) của Nga Vasily Mikheev nói: "(Đó là) sự thiếu tin cậy giữa các nước trong khu vực, nguyên nhân chính là sự khác biệt về giá trị chiến lược. Kết quả của điều đó là chủ nghĩa dân tộc như một phản ứng đối với việc áp đặt các giá trị bên ngoài. Và chủ nghĩa quân phiệt là cách phản ứng đối với các mối đe dọa từ phía các nước khác có giá trị chiến lược khác. Để khắc phục tình trạng này, cần phải tìm kiếm sự thỏa hiệp. Ở đây nói về những phương thức giảm thiểu rủi ro do các hành động của Bắc Triều Tiên, mà nước này đã tuyên bố mình là một cường quốc hạt nhân. Cuộc đàm phán 6 bên không còn mang lại kết quả. Nên thay đổi định dạng đàm phán. Nhiệm vụ chính của cuộc đàm phán là tạo ra bầu không khí tin cậy lẫn nhau và đề ra quan điểm chung của 5 quốc gia thành viên về việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên…”
Chuyên gia hàng đầu thuộc Viện Mỹ và Canada, cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov nhận đinh: "… Một vấn đề gay gắt nhất trong khu vực không phải là tranh chấp lãnh thổ mà là vấn đề Triều Tiên cần phải được giải quyết dứt điểm. Trọng tâm chú ý cũng là mối quan hệ Mỹ-Trung. Các quốc gia láng giềng với Trung Quốc bắt đầu ‘chuyển hướng’ từ Mỹ sang Trung Quốc. Rõ ràng, Mỹ sẽ không rời khỏi khu vực này. Tuy nhiên, đã ghi nhận những dấu hiệu của sự chia rẽ giữa Mỹ và Trung Quốc cùng các nước xung quanh. Quan hệ Nga-Nhật cũng không kém phần quan trọng. Báo chí của Nga và Nhật Bản cũng như các phương tiện truyền thông quốc tế có những dự đoán về diễn biến tình hình nếu hai nước đạt được thỏa thuận trong vấn đề lãnh thổ và ký kết hiệp ước hòa bình. Kết quả như vậy sẽ ảnh hưởng tích cực đến tình hình chiến lược trong khu vực. Theo tôi, hai bên chưa sẵn sàng thực hiện một bước tiến, nhưng tâm trạng của Thủ tướng Nhật Bản hứa hẹn lợi ích lớn cho Nga. Và nếu Nga tận dụng cơ hội này, thì sẽ tạo ra một lợi thế lớn cho sự phát triển của vùng Viễn Đông và toàn bộ khu vực… "
Trong một cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, Tổng Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản, ông Shingo Yamagami, cho biết: "Nga và Nhật Bản có khả năng thay đổi rất nhiều điều. Cả hai quốc gia đều là rất mạnh dưới góc độ chính sách đối nội. Theo ý kiến của giới phân tích, Thủ tướng Abe sẽ giữ chức vụ này trong mấy năm nữa. Ông đã đạt được sự ổn định chính trị, kể cả nhờ việc thúc đẩy ý tưởng phát triển quan hệ với Nga. Tôi đã làm việc tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản trong hơn 30 năm và tôi cho rằng Nhật Bản và Nga chưa bao giờ có một cơ hội thuận lợi như hiện nay. Theo ý kiến của tôi, Nga không nên phụ thuộc quá mức vào mối quan hệ với Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Điều này có thể gây hại cho Nga. Về mặt này, bước đột phá trong quan hệ song phương với Nhật Bản sẽ tăng cường đáng kể tiềm năng của Nga, sẽ giúp mở rộng sự hiện diện của Nga trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương…”
Minh Châu (Theo Sputmik)