Trong tháng Ba, Mỹ bắt đầu triển khai các lực lượng tại Philippines trong khuôn khổ thỏa thuận đạt được giữa hai nước trong năm 2014.
|
Nhóm tàu sân bay USS John C. Stennis tiến vào Biển Đông. (Nguồn youtub.com) |
Trả lời phỏng vấn Sputnik về đối đầu Trung-Mỹ ở Biển Đông, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận định:
Tại thời điểm mà Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự và cơ sở hạ tầng trên các đảo mới bồi đắp (trái phép) ở Biển Đông, Mỹ có cơ hội triển khai các lực lượng tại 5 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines.
Lực lượng không quân Mỹ sẽ đóng vai trò chính trong sự hiện diện của Mỹ tại Philippines. Duy trì lực lượng không quân đáng kể, thường xuyên sẵn sàng trong khu vực là cách duy nhất để người Mỹ có thể bù đắp trước một số lợi thế mà Trung Quốc có được sau khi xây dựng sân bay trên đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp ở Biển Đông.
|
Tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D của Trung Quốc. (Nguồn ausairpower.net) |
Một hậu quả rõ ràng của việc Mỹ triển khai các căn cứ mới tại Philippines là kho vũ khí tên lửa tầm trung của Trung Quốc nhắm vào các căn cứ đó sẽ gia tăng. Có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến một sự gia tăng nhất định nào đó trong Các lực lượng tên lửa của Trung Quốc và việc triển khai các lữ đoàn tên lửa mới DF-21C hoặc DF-26. Tiếp diễn quá trình quân sự hóa khu vực có thể là triển khai trong hệ thống phòng thủ tên lửa Philippines được thiết kế để bảo vệ các lực lượng Mỹ trên đảo. Đồng thời, Trung Quốc có khả năng tăng chính sách trừng phạt Philippines vì nước này hợp tác quân sự chặt chẽ với Mỹ, thông qua áp dụng các chế tài không chính thức.
Vì vậy, bất chấp tuyên bố của các bên về cam kết giải quyết xung đột ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tình hình ngày càng trở nên căng thẳng. Vấn đề ở đây là kiểm soát khu vực có tiềm năng quan trọng nhất trong đại dương toàn thế giới. Đáng tiếc là không bên nào có ý định nhượng bộ.
Video Mỹ điều tàu chiến tuần tra Biển Đông. (Nguồn VTC1):
Minh Châu (Theo Sputnik)