Tuy nhiên, Giám đốc khu vực Châu Á thuộc IISS, Tiến sĩ Tim Huxley cho rằng do nhận thức rõ về hậu quả nghiêm trọng của tình trạng căng thẳng kéo dài trong quan hệ song phương, nên tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần này, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều cố gắng kiềm chế giống năm 2015.
|
Tiến sĩ Tim Huxley: Biển Đông sẽ làm "nóng" Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh IISS |
Đánh giá về môi trường an ninh khu vực một năm qua, Tiến sĩ Tim Huxley cho rằng tình hình Đông Nam Á và cả Đông Bắc Á có những diễn biến căng thẳng hơn.
Xét ở một khía cạnh nào đó, thì tình hình đã xuất hiện dấu hiệu nguy hiểm. Theo ông Tim Huxley, vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên chưa tìm được lối thoát và "Bình Nhưỡng vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực".
Căng thẳng leo thang ở Biển Đông khi Trung Quốc tăng cường xây dựng trái phép tại các đảo mà họ đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời quân sự hóa một số thực thể bằng cách thiết lập căn cứ và triển khai vũ khí.
Những động thái của Trung Quốc đã châm ngòi cho phản ứng mạnh mẽ từ phía các nước trong khu vực. Mỹ và một số quốc gia không thuộc Đông Nam Á cũng lên tiếng phản đối, bởi họ quan ngại về những gì đang xảy ra ở Biển Đông.
Trong bối cảnh đó, nỗ lực hợp tác đã được thúc đẩy mạnh mẽ, ví dụ như giữa Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á hướng tới hoạt động tuần tra, giám sát chung nhằm đảm bảo an ninh.
Đối thoại Shangri-La 2016 dự kiến diễn ra từ ngày 3-5/6 tại Singapore sẽ đề cập đến nhiều vấn đề an ninh khác nhau nổi lên ở khu vực như cuộc chiến chống khủng bố, nỗ lực ngăn chặn lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Châu Á - Thái Bình Dương, vấn đề CHDCND Triều Tiên.
Video Mỹ điều tàu chiến tuần tra sát đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Biển Đông. (Nguồn VTC):
Theo TTXVN/Tin Tức