Đó là nhận định của nhà phân tích Hàn Quốc nổi tiếng Chung Chang Song thuộc Viện nghiên cứu mang tên nhà vua Sejong ở Seoul.
|
Khu công nghiệp Kaesong từng được coi là biểu tượng của hòa giải liên Triều. Ảnh: The Commentator |
Trong bình bài luận mà Sputnik nhận được hôm 4/5 ở Tokyo, nhà phân tích Chung Chang Song khuyến cáo: "Trên cơ sở áp lực cứng rắn từ Mỹ và Trung Quốc, tân chính phủ Hàn Quốc sau ngày bầu cử 9/5 cần cố gắng duy trì hội nghị thượng đỉnh Bắc-Nam để CHDCND Triều Tiên chấm dứt thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, nối lại hoạt động của Khu công nghiệp Kaesong, phục hồi trao đổi và hợp tác giữa hai miền nam bắc (Bán đảo Triều Tiên)".
Ý ông Chung Chang Song muốn nói về sự trở lại của đối thoại liên Triều ở cấp độ trước đây, khi Seoul và Bình Nhưỡng phát triển hợp tác kinh tế và tại thành phố của Kaesong ở bắc Triều Tiên có khu công nghiệp liên doanh với các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Ông Chung Chang Song đưa ra bình luận nói trên sau khi Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) chỉ trích Trung Quốc một cách gay gắt chưa từng có. Nguyên cớ của sự chỉ trich gay gắt này bắt nguồn từ cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó nhất trí tăng cường biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng và Washington cảnh báo về khả năng hành động quân sự.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap ngày 3/5 trích dẫn giải thích của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định: "Chính phủ hợp pháp duy nhất trên Bán đảo Triều Tiên chỉ có thể là Cộng hòa Đại hàn Dân quốc (Hàn Quốc), lãnh thổ từ tuyến ngừng bắn trở lên phía bắc là do Bắc Triều Tiên chiếm đóng bất hợp pháp" — hãng tin trích dẫn giải thích của Bộ Quốc phòng.
Trong bối cảnh đối đầu giữa một bên là CHDCND Triều Tiên và một bên là Hàn Quốc với Mỹ, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố lập trường trước những thảo luận về điều chỉnh Điều 3 Hiến pháp về lãnh thổ quốc gia. Hàn Quốc vốn coi toàn bộ diện tích Bán đảo Triều Tiên và các đảo lân cận là lãnh thổ của nước này.
Minh Châu (Theo Sputnik)