Theo thông tin sơ bộ của Bộ Nội vụ Pháp, với hầu hết phiếu bầu đã được kiểm, ứng viên độc lập Emmanuel Macron đã giành 23,86% tổng số phiếu bầu và cùng với lãnh đạo Mặt trận Quốc gia (FN), Marine Le Pen (21,43%) lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống Pháp tổ chức vào ngày 7/5 tới.
|
Lọt vào vòng 2, nhưng cả ông Macron lẫn bà Le Pen đều là “kẻ ngoại đạo”. Ảnh: Daily Express |
Cả ông Macron lẫn bà Le Pen đều là “kẻ ngoại đạo”, không nằm trong “dòng chính” như Đảng Những người Cộng hòa hay Đảng Xã hội Pháp vốn thay nhau cầm quyền trong nhiều thập kỷ.
Các đảng “chính thống” bị gạt ra rìa
Về chuyện này, phó giáo sư Vincent Pons của Trường Kinh doanh Harvard nói với Sputnik:
"Tôi nghĩ rằng việc Emmanuel Macron dẫn đầu các ứng cử viên sau vòng 1 của cuộc bầu cử tổng thống Pháp thể hiện sự chán ghét của cử tri đối với các chính đảng lớn. Ông Macron đã vận động tranh cử với cương lĩnh ‘không tả, chẳng hữu’. Việc các ứng viên tổng thống của Đảng Xã hội và Đảng Những người Cộng hòa - từng cai trị nước Pháp trong nhiều thập kỷ - đều bị loại bỏ là một kết quả chưa từng thấy".
Theo chuyên gia Vincent Pons , bầu cử tổng thống Pháp vòng hai sẽ là cuộc đua quyết liệt giữa hai phe ủng hộ và phản đối Liên minh Châu Âu (EU) và đồng Euro.
Xoay sang bên trái?
Kết quả phiếu bầu dành cho bà Marine Le Pen hơi thấp hơn con số dự đoán khoảng 1 điểm phần trăm cho thấy bà này đã mất phiếu về tay ứng viên cực tả Melenchon được những người cộng sản hậu thuẫn.
Tuy nhiên, ông Marcon vẫn cần đến sự ủng hộ của cánh tả. Phong trào “En Marche!” (Tiến bước) của ông không có đại diện trong nghị viện, do đó có thể buộc ông phải dựa vào các bên khác để được hỗ trợ trong các cuộc bầu cử lập pháp sắp tới.
Giáo sư kinh tế chính trị LSE Bob Hancke nói với Sputnik: "Vì không có sự ủng hộ trong quốc hội vào thời điểm này, ông Marcon sẽ phải xây dựng liên minh - có thể với cánh tả (tức là liên minh với phe ủng hộ ứng viên Melenchon) để có được đa số ".
Tình hình chính trị ở nước Pháp chỉ có thể trở lại ổn định sau cuộc bầu cử quốc hội tổ chức trong tháng 6/20147. Cho đến lúc đó, Quốc hội Pháp vẫn bị Đảng Xã hội và Đảng Những người Cộng hòa chi phối.
Minh Châu (Theo Sputnik News)