|
Máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có nhiều nguy cơ đối đầu trên không phận Syria.
|
Theo giới phân tích,
ba lý do đó là tìm cách lôi kéo NATO vào cuộc xung đột Syria, phá hoại những nỗ lực tạo ra một “đại liên minh” chống Nhà nước Hồi giáo (IS) và thậm chí trả thù Nga vì đã triệt phá công việc buôn lậu dầu béo bở với nhóm khủng bố tàn bạo này.
Lôi kéo NATO vào xung đột ở Syria
Từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Để đạt được mục tiêu này, Ankara đã công khai ủng hộ các nhóm cực đoan đang tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo hợp pháp của Syria. Tuy nhiên, kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào Syria theo yêu cầu của Damascus, mưu đồ lật đổ Tổng thống Assad của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đổ vỡ.
Hơn thế nữa, liên minh do Nga cầm đầu có khả năng "chấm dứt giấc mơ lật đổ Assad” và thiết lập “an toàn khu” cho các phần tử khủng bố trên lãnh thổ Syria của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bài viết đăng trên Information Clearing House, nhà báo Mike Whitney nhận định: “Đây là một trong những lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga ngày 24/11. Lô gích của Thổ Nhĩ Kỳ thật đơn giản: bắn rơi máy bay ném bom Su-24 sẽ dẫn đến một cuộc tấn công trả đũa của Nga và qua đó lôi kéo NATO vào cuộc xung đột Syria vì Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của liên minh quân sự này. Vụ bắn hạ máy bay Nga này hoàn toàn phù hợp với cách thức mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra những căng thẳng trên biên giới, sử dụng các đồng minh thánh chiến để chiếm giữ lãnh thổ Syria và cố gắng kích động phản ứng bạo lực buộc NATO hoặc Mỹ nhảy vào”.
Nhà báo Whitney cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không "mắc mưu và phản ứng thái quá" trước hành động "khiêu khích rõ ràng và đáng thương" của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngăn chặn kế hoạch thành lập “đại liên minh” chống IS
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối ý tưởng tạo ra một “đại liên minh” chống Nhà nước Hồi giáo của Tổng thống Pháp Francois Hollande. Nếu được thành lập, liên minh này sẽ tập hợp Mỹ, Nga, Pháp và các nước khác hình thành một mặt trận thống nhất chống IS. Việc bắn rơi máy bay ném bom của Nga ở Syria đã làm phức tạp và cản trở nỗ lực này.
Cựu cố vấn của Ủy ban tổng thống Mỹ-Nga tại Bộ Ngoại giao Mỹ James Carden đã viết trên tờ The Nation: "Những gì Thổ Nhĩ Kỳ đã làm là nhằm đẩy NATO tiến gần hơn đến một cuộc xung đột với Nga và ít ra cũng phá hỏng cơ hội thành lập liên minh NATO-Nga chống IS tại Syria”.
Trả đũa Nga triệt phá việc buôn lậu dầu mỏ với IS
Từ lâu IS đã kiếm tiền bằng cách buôn lậu xăng dầu trên thị trường chợ đen ở Trung Đông, đặc biệt là ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Cựu cố vấn James Carden cho biết: "Các con buôn Thổ Nhĩ Kỳ đã tài trợ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) thông qua việc mua một lượng dầu chợ đen của IS trị giá khoảng 50 triệu USD mỗi tháng. Có tin nói, con trai của Tổng thống Erdogan là Bilal đã kiếm lợi từ thủ đoạn kinh doanh đáng ngờ này”.
Giai đoạn hai của chiến dịch không kích của Nga bắt đầu từ tuần trước đã tập trung vào việc phá hoại cơ sở kinh tế của IS, bao gồm việc tấn công các xe chở dầu và nhà máy lọc dầu. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo đã bị mất 1,5 triệu USD mỗi ngày bởi chiến dịch không kích của Nga.
Trong bối cảnh này, bắn rơi máy bay ném bom Su-24 có thể được xem như là hành động trả đũa vì Nga đã hủy hoại công cuộc kinh doanh bất hợp pháp (đầy béo bở) của đám con buôn đầy thế lực ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyên gia về Trung Đông Stanislav Tarasov nói với Sputnik: "Gia đình Erdogan trực tiếp tham gia vụ làm ăn này. ... Rất có thể, việc bắn hạ Su-24 là một hành động trả thù".
Minh Châu (Theo Sputnik)