|
Người đàn ông Syria nhìn mặt đứa con bị chết thảm trong vụ tấn công hóa học hôm 21/8 lần cuối.
|
Vụ tấn công hóa học ngày 21/8 dường như vượt qua giới hạn đỏ mà Tổng thống Obama từng tuyên bố khoảng gần một năm trước, liên quan đến một vụ phát tán các chất hóa học trên diện rộng và được cho là một phần của mô hình lớn hơn của các cuộc tấn công như vậy. Ai là người có khả năng ra lệnh tấn công? Câu hỏi này là trung tâm để quyết định phản ứng hiệu quả.
Ngoại trưởng John Kerry ngày 30/8 cáo buộc chính phủ Syria thực hiện vụ tấn công hóa học ở gần thủ đô Damascus ngày 21/8. Tổng thống Bashar al-Asad là người ra quyết định cuối cùng và tất cả những người tham gia thực hiện cuộc tấn công hóa học đều được lựa chọn, sàng lọc cẩn thận để đảm bảo yếu tố bí mật.
Báo cáo của Mỹ dự đoán rằng, sự thất vọng của chế độ vì mất khả năng bảo vệ toàn vẹn Damascus có thể là lý do thúc đẩy chế độ quyết tâm thực hiện vụ tấn công hóa học kinh hoàng nói trên.
|
Nhiều trẻ em Syria là nạn nhân của vụ tấn công hóa học hôm 21/8 ở ngoại ô Damascus.
|
Dựa trên các sự kiện của vụ tấn công, ít nhất 5 chuỗi sự kiện khác nhau có thể là nguyên nhân dẫn tới vụ tấn công hóa học ở ngoại ô Dmaascus.
Đầu tiên, Tổng thống Assad là người có khả năng ra lệnh cho các tên lửa gắn đầu đạn hóa học. Quyết định trên có thể phản ảnh sự mất bình tĩnh ngày càng tăng của Tổng thống Assad khi lực lượng vũ trang thông thườngkhông thể đè bẹp quân nổi dậy trong khu vực hoặc sự sự tự tin ngày càng tăng của ông trước những chiến thắng của quân đội chính phủ trên chiến trường những tháng gần đây.
Thứ 2, các lệnh tấn công hóa học có thể đến từ những thành phần có ý định muốn chiếm quyền của Tổng thống Assad bên trong chế độ. Chẳng hạn, khi quân đội chính phủ đang thừa thắng trên chiến trường, khả năng Tổng thống chấp nhận tham gia đàm phán về tương lai của đất nước do Mỹ là phía đề xuất - tương tự như quá trình đàm phán Geneva. Tuy nhiên, phe cánh cứng rắn trong chính quyền lại lo ngại sự thành công của cuộc đàm phán sẽ đồng nghĩa với việc quyền lực của họ suy giảm. Do đó, họ sử dụng biện pháp quyết liệt nhất để đảm bảo các cuộc đàm phán không bao giờ xảy ra.
Thứ ba, quyết định sử dụng vũ khí hóa học có thể do các tư lệnh quân đội trên chiến trường nôn nóng tự ý ra lệnh hòng sớm kết thúc chiến tranh sau nhiều tháng dài chật vật chiến đấu.
Thứ 4, các chất hóa học có thể vô tình bị phát tán trong trường hợp các kho dự trữ bị trúng tên lửa hoặc bị bắn phá theo sau các cuộc tấn công dữ dội tại vùng ngoại ô xung quanh Damascus sáng sớm ngày 21/8. Các kho dự trữ hóa học của Syria theo tình báo Mỹ nằm rải rác khắp đất nước nhưng gần đây được có vẻ đã được di chuyển, tái sắp xếp lại. Không loại trừ các xe bồn hoặc các kho vũ khí hóa học đã bị phát tán trong quá trình di chuyển này.
Thứ 5, có khả năng vũ khí hóa học thuộc về sở hữu của phe nổi dậy. Giới chức Damascus từng tuyên bố phát hiện các đường hầm chứa các chất độc hóa học của quân nổi dậy. Các triệu chứng của nạn nhân cho thấy họ đã trúng phải hỗn hợp kỳ lạ của các chất hóa học độc hại chứ không phải những hóa chất chính thống.
Sau tất cả, không ai có thể đưa ra bằng chứng khẳng định chắc chắn bên nào là thủ phạm của vụ tấn công hóa học hôm 21/8.
Thực tế, việc Mỹ khăng khăng đổ trách nhiệm và trừng phạt Tổng thống al-Assad sẽ chỉ có thể ngăn chặn các vụ tấn công hóa học tiếp theo nếu ông thực sự đã ra lệnh như vậy ngày 21/8. Nếu không, nó chỉ đẩy chính quyền Assad tới những phản ứng tiêu cực và tuyệt vọng hơn. Hơn nữa, nếu trường hợp phe cứng rắn bên trong chế độ Assad ra lệnh tấn công hóa học, sự can thiệp của Mỹ gần như là kết quả họ mong đợi. Theo đó, họ sẽ tiếp tục những vụ tấn công hóa học chết người. Kể cả trong trường hợp, các chỉ huy quân sự tự ý ra lệnh tấn công hóa học, can thiệp quân sự Mỹ sẽ khiến sự lãnh đạo và giám sát của giới lãnh đạo cấp cao đối với tuyến dưới suy giảm. Từ đó, các chiến binh trung thành với chế độ có khả năng sử dụng vũ khí hóa học bừa bãi nếu trung khu chỉ huy và kiểm soát của họ bị tên lửa hành trình Mỹ phá phủ và vô hiệu hóa.
Bạch Dương (Theo National Interest)