Đó là thông tin mà 4 tờ The New York Times dẫn lại từ 4 quan chức cấp cao Mỹ. Các cuộc tấn công này, trong đó Ai Cập mạnh mẽ phủ nhận có dính líu, xảy ra giữa lúc đất nước Libya chìm trong các cuộc giao tranh giữa các nhóm vũ trang khác nhau. Các chiến binh Hồi giáo đã đụng độ với lực lượng chính phủ trên khắp quốc gia này. Thậm chí, Libya còn có hẳn 2 cơ quan hành pháp đối đầu nhau – một do người Hồi giáo kiểm soát, một do những người có tư tưởng liên bang hóa và tư tưởng dân chủ nắm giữ.
|
Các chiến binh Hồi giáo canh gác bên ngoài cổng vào sân bay quốc tế Tripoli của Libya.
|
Các cuộc không kích của Ai Cập và UAE đó được thực hiện nhằm mục đích ngăn chặn các phần tử nổi dậy Hồi giáo chiếm đóng sân bay quốc tế ở thủ đô Tripoli của Libya. Tuy nhiên, như đã thấy, các cuộc tấn công này đều không hiệu quả.
Theo vị quan chức
Mỹ, sự dính líu của Ai Cập và UAE chỉ ra một điều rằng, Libya đang trở thành một địa điểm của một cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Trung Đông.
Qatar bị cáo buộc là nước hậu thuẫn cho các lực lượng Hồi giáo ở quốc gia này, trong sự tiếp nối chính sách hỗ trợ phong trào Hồi giáo và nhóm Các Huynh đệ Hồi giáo. Tướng nổi dậy người Libya Khalifa Hifter đã đưa ra cáo buộc dành cho Qatar.
Chính chiến lược lớn hơn của Qatar nhằm hỗ trợ nhóm vũ trang Hồi giáo ở Trung Đông đã khiến nước này lâm vào cuộc chiến tranh với Ai Cập ngày trước. Sau khi quân đội Ai Cập lật đổ chính phủ Huynh đệ Hồi giáo của cựu Tổng thống Mohammed Morsi, mối quan hệ giữa Ai Cập và Qatar nhanh chóng nguội lạnh. Cùng với đó, 3 quốc gia là Saudi Arabia, UAE và Bahrain cũng quyết định triệu hồi đại sứ của họ rời khỏi Qatar vào hồi tháng 3, như là động thái phản ứng trước những hành động ủng hộ của nhà nước đối với các nhóm vũ trang Hồi giáo.
Các vụ đánh bom được Ai Cập và UAE thực hiện chống lại người Hồi giáo ở Libya có thể là một phần mở rộng của chính sách chống Qatar nhằm hạn chế phạm vi và tác động của phong trào Hồi giáo khắp Trung Đông.
Thanh Nga (theo BI)