Trong một chuyến thăm tháng 4 vừa qua đến Bắc Kinh, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey cho biết, Trung Quốc vẫn ngấm ngầm giúp đỡ Triều Tiên. Nhiều nhà quan sát châu Á vẫn thắc mắc về lý do tại sao Trung Quốc vẫn giúp đỡ Triều Tiên.
Dưới đây là 5 lý do cơ bản:
1. Trung Quốc cần bạn bè
Trung Quốc có một lịch sử lâu dài với Triều Tiên. Các nhà phân tích cho rằng, có lẽ Trung Quốc đã quá cả tin vào việc Triều Tiên có thể thực sự nghiêm túc tham gia vào cuộc hội đàm với Washington.
Nhiều người Trung Quốc thấy Triều Tiên đang bị cô lập, nghèo, có hệ tư tưởng giống với tình trạng của quốc gia họ cách đây 30 năm. Trước đây, Trung Quốc và Triều Tiên cũng từng "gần như môi với răng", cùng tiến hành các cuộc cách mạng và từng là đối tác chiến trước chống lại đế quốc.
Chính vì vậy, Trung Quốc không muốn để mất người bạn - một đối tác chiến lược là Triều Tiên.
|
Người tiền nhiệm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là ông Hồ Cẩm Đào (phải), có mối quan hệ rất thân thiết với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Ảnh: BBC.
|
2. Trung Quốc muốn duy trì một "vùng đệm"
Trung Quốc có thể không thích Kim Jong-un chơi trò chơi nguy hiểm: Sau vụ thử nghiệm hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên vào tháng 2, nhiều người Trung Quốc tỏ ra vô cùng tức giận trên các phương tiện truyền thông xã hội, gọi lãnh đạo Triều Tiên là một "con hổ" được thuần hóa.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cần Triều Tiên như một vùng đệm an ninh. Triều Tiên là quốc gia ngăn cách giữa Trung Quốc với Hàn Quốc. Cho đến thời điểm này, điều đó vẫn khá hữu ích.
Trung Quốc xem Triều Tiên như là một vùng đệm an toàn; lính Mỹ hay thương nhân Hàn Quốc, Nhật Bản nào muốn tiến vào lãnh thổ Trung Quốc đều phải bước qua ranh giới là Triều Tiên.
Do đó, theo quan điểm của Bắc Kinh, Triều Tiên là “vùng đệm” an toàn trước việc Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác muốn tiến gần vào lãnh thổ Trung Quốc.
3. Làn sóng tị nạn sẽ đe dọa sự ổn định của Trung Quốc.
Nếu Triều Tiên sụp đổ, một cuộc di cư lớn của người dân chắc chắn sẽ xảy ra và tràn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Điều mà Trung Quốc đang lo ngại là nếu xảy một cuộc
chiến tranh, hàng trăm ngàn người
Triều Tiên sẽ lại tràn sang lãnh thổ nước này. Như vậy, nguy cơ rất đông người tị nạn tràn vào
Trung Quốc không chỉ khiến nước này tiêu tốn tiền của, mà còn có khả
năng gây bùng phát căng thẳng sắc tộc trong khu vực.
|
Hai đứa trẻ của trường mẫu giáo Unsun gầy gò, hốc hác vì nạn đói ở Triều Tiên ở phía Nam Bình Nhưỡng năm 1997. |
Trước đó, Trung Quốc từng chứng kiến nạn đói thảm khốc của Triều Tiên trong những năm 1990. Khi đó, hàng chục ngàn người Triều Tiên trốn sang Trung Quốc để tránh nạn đói.
4. Triều Tiên thống nhất có thể là đối thủ cạnh tranh lớn
Một khi Triều Tiên thống nhất, nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có khả năng cạnh tranh lớn với Trung Quốc.
Sau đất nước chia cắt, Hàn Quốc vốn là một nước nông nghiệp, như một con tôm nằm giữa những con cá voi Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên trong thập kỷ qua, Hàn Quốc với dân số chưa tới 50 triệu người, đã trở thành một trong 10 quốc gia có sản lượng công nghiệp hàng đầu. Một khi thống nhất, bán đảo Triều Tiên có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Bắc Kinh.
Nếu hòa giải và thống nhất thì hai miền Nam Bắc Triều Tiên có tiềm năng sẽ trở thành một quốc gia lớn mạnh. Lúc đó, Triều Tiên có thể trở thành đối thủ đáng gờm của Trung Quốc.
5. Kết hợp tất cả những lý do trên
|
Triều Tiên vẫn dựa vào sự viện trợ năng lượng và thực phẩm từ Trung Quốc.
|
Trung Quốc cung cấp năng lượng, thực phẩm, hàng hóa, và hỗ trợ cho Triều Tiên giữ vững ổn định và là vùng đệm an toàn . Tất cả các kịch bản diễn ra trước đó đều nằm trong sự tính toán của Trung Quốc.
Trong thập kỷ qua, khi Triều Tiên vượt qua nhiều "vạch đỏ" - như việc vượt qua sự giám sát hạt nhân của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA, thử nghiệm vũ khí hạt nhân, Mỹ đã dựa vào Trung Quốc để áp đặt các chính sách của mình đối với Triều Tiên.
Theo một nghĩa nào đó, Trung Quốc đang điều khiển mối quan hệ với Triều Tiên thông qua các cuộc đàm phán 6 bên đangh bị bế tắc. Một số tướng diều hâu tin rằng việc Trung Quốc bỏ phiếu cho lệnh trừng phạt Triều Tiên của Liên Hợp Quốc trong tháng 2 phần nào đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ không thể hòa giải giữa Mỹ và Triều Tiên.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Nguyên Thảo (theo Csmonitor)