Sau ngày 1/7, thị trường bất động sản cũng mong chờ quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai đi vào thực tế.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít băn khoăn trong vấn đề bảo lãnh, nên trước mắt, sự bảo lãnh chắc chắn nhất lại chính là uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư.
Băn khoăn “bảo lãnh” qua ngân hàng
Luật Kinh doanh bất động sản mới quy định chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
|
Một góc khu đô thị Vinhomes Riverside tại Hà Nội. |
Theo đó, trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết, người mua có thể yêu cầu bên bảo lãnh (ngân hàng) hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, muốn được ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh có giá trị 100 tỷ đồng thì chủ đầu tư phải có 100 tỷ đồng đặt vào ngân hàng hoặc tài sản có giá trị gấp khoảng 1,3 lần để làm tài sản bảo đảm.
Điều này, theo ông Châu là khó khả thi vì mỗi dự án có mức đầu tư hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng, doanh nghiệp không thể xoay sở được số tiền lớn như vậy.
Ở góc độ khác, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành băn khoăn, trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng tiến độ thì ngân hàng bảo lãnh sẽ phải trả lại tiền cho khách hàng.
Nhưng trả bao nhiêu, một lần hay nhiều lần, có cộng lãi suất không…? Liệu có việc các doanh nghiệp ký lùi thời gian để tránh việc phải bảo lãnh?
Thực tế, hiện không thiếu các quy định bảo vệ người mua nhà. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều va chạm giữa chủ đầu tư và khách hàng như bàn giao chậm tiến độ, tiện ích dịch vụ không như cam kết, chất lượng không đảm bảo…
Và cho dù bảo lãnh qua ngân hàng thực hiện tốt, người mua nhận lại được tiền khi dự án có vấn đề thì vẫn rất thiệt thòi về thời gian, công sức, chi phí cơ hội…
Một chuyến đi thay vạn lời nói
Như để giải tỏa băn khoăn, thời gian qua một số chủ đầu tư đã chứng minh với khách hàng bằng những cam kết mạnh mẽ, thậm chí bằng hành động cụ thể, như việc tổ chức cho khách hàng trải nghiệm thực tế các dự án đã đi vào vận hành, để đảm bảo “mắt thấy tai nghe”.
Doanh nghiệp đi tiên phong trong việc “bảo lãnh bằng thương hiệu” chính là tập đoàn Vingroup - đơn vị đang có lợi thế vượt trội trên thị trường khi đã kiến tạo thành công “chuỗi đô thị mẫu” Vinhomes đình đám.
Những Vinhomes Times City, Vinhomes Royal City hay Vinhomes Riverside… đã nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn được công nhận tại các giải thưởng bất động sản khu vực và quốc tế về chất lượng sống và các chuẩn mực đô thị.
Vì thế, tập đoàn này rất tự tin khi mời hơn 2.000 khách hàng của Vinhomes Central Park tại TP HCM “Bắc tiến” để được mục sở thị các khu đô thị Vinhomes.
Mục đích của các hành trình mang tên “trải nghiệm giá trị sống cùng Vinhomes” là mang tới cho khách hàng sự hình dung rõ nét về không gian sống tại các dự án Vinhomes, cũng như trải nghiệm chất lượng sống thực tế, thay vì chỉ tham quan các căn hộ mẫu hoặc nhìn bản chào bán hàng.
Kết quả dường như rất khả quan. Ghi nhận thực tế cho thấy nhiều khách hàng tham gia các chuyến đi thực tế trên đã bày tỏ sự hài lòng với năng lực của chủ đầu tư.
Có không ít vị đã lên ngay kế hoạch đầu tư căn hộ tiếp theo, hoặc “rủ rê” người thân, bạn bè.
“Thị trường bất động sản Hàn Quốc đóng băng, chúng tôi muốn mang tiền tới Việt Nam đầu tư, khi thị trường ở đây khởi sắc và chính phủ có thay đổi luật cho người nước ngoài. Uy tín của Vingroup đã được khẳng định qua các dự án lớn. Chúng tôi chọn dự án mang thương hiệu Vinhomes vì chúng tôi cần sự an toàn”, ông Park Choi, một vị khách Hàn Quốc nói.
Theo VnEconomy