Xuất thân nông dân, giờ gia tộc này có tới 13 tỷ phú

Google News

Là công ty tư nhân lớn nhất nước Mỹ, từ khi được thành lập bởi ngài William W.Cargill năm 1865 đến nay, gia tộc Cargill luôn duy trì quyền sở hữu công ty cho con cháu.

Cargill là một cái tên không quá quen thuộc với nhiều người, nhưng đây lại là công ty cổ phần nội bộ tư nhân lớn nhất thế giới. Cái tên Cargill luôn nằm trong top 1, 2 những công ty chưa niêm yết lớn nhất tại Mỹ.
Đây là công ty thương mại, gia công và marketing toàn cầu. Phạm vi kinh doanh của họ bao gồm đồ nông sản, thực phẩm, tài chính, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Tính tới nay, Cargill đã có hơn 140.000 nhân viên ở khắp 67 quốc gia. Sản phẩm của họ được cung cấp cho nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như KFC, McDonald, Cocacola, Pepsi và các thương hiệu sữa bột.
Năm 2017, doanh thu của tập đoàn này lên tới 109,7 tỷ USD, cả 4 phòng nghiệp vụ của Cargill đều tăng trưởng đồng đều. Là công ty tư nhân lớn nhất nước Mỹ, từ khi được thành lập bởi ngài William W.Cargill năm 1865 đến nay, gia tộc Cargill luôn duy trì quyền sở hữu công ty cho con cháu.
Nhà sáng lập William W.Cargill sinh năm 1844. Năm 12 tuổi, ông cùng gia đình chuyển tới sống ở một nông trại, trở thành một nông dân chính hiệu. Năm 21 tuổi, William bao thầu một kho lương thực tại bang Iowa. Nhờ sử dụng dây chuyền lương thực hiện đại, William đã trở thành nhà môi giới lương thực thành công và giúp gia đình kiếm được một khoản kha khá.
Chân dung nhà sáng lập William W.Cargill 
Sau khi William qua đời, con rể ông là John McMillan kế nhiệm. 2 gia tộc McMillan và Cargill cùng điều hành công ty Cargill từ đó. Nửa cuối thế kỷ 19, kho thóc của Cargill đã có mặt trên khắp nước Mỹ. Tiếp đó, Cargill tiếp tục tham gia vào ngành dầu mỏ, sắt thép, đồng thời tự phát triển thương hiệu vận chuyển riêng.
Năm 1960, gia tộc Cargill lần đầu tiên cho phép người ngoài - ông Erwin Kelm đảm nhiệm chức CEO. Vị lãnh đạo mới này đã khai thác phát triển mạng lưới tình báo thị trường để điều tiết các nghiệp vụ thương mại, gia công, vận chuyển hàng và vận chuyển đường thủy.
Tuy nhiên, gia tộc Cargill vẫn mong muốn các thành viên gia đình có thể cùng tham gia quản lý tập đoàn. Vì vậy, Cargill đã thành lập văn phòng riêng cho gia tộc, công ty Crossway. Văn phòng này chuyên phụ trách đào tạo, giáo dục và quy hoạch tài vụ, quy hoạch thuế và tài sản thừa kế.
Trong số 17 thành viên của hội đồng quản trị Cargill có tới 6 người trong gia tộc Cargill, 6 cá nhân độc lập và 5 nhân viên quản lý. 80% thu nhập trong năm của công ty sẽ được đưa về phòng nghiệp vụ, phần còn lại coi như hoa hồng cho các cổ đông. Theo các số liệu mà công ty Cargill công bố, lợi nhuận năm 2008 của họ tăng trưởng ở mức 50%.
Để phát triển thành công như ngày nay, ở Cargill còn có một yếu tố vô cùng quan trọng: hệ thống quản lý rủi ro siêu bảo mật. Họ cũng sở hữu nhiều công cụ quản lý rủi ro mới lạ, chẳng hạn như phương án giải quyết rủi ro về khí hậu. Nhờ những công cụ này, dù có gặp thiên tai, bão tố thì Cargill vẫn có thể đảm bảo thu nhập và lợi nhuận kếch xù.
Trong bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes năm 2017, gia tộc Cargill có tới 13 thành viên cùng có mặt. Tuy xuất thân từ nông dân nhưng những gì mà gia tộc này làm được quả thực khiến nhiều người phải khâm phục và ngưỡng mộ.
Theo Hương Nguyễn/Dân Việt