Việt Nam thí điểm mua điện trực tiếp từ nhà sản xuất điện tái tạo

Google News

Ngày 3/6, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam khởi động dự án năng lượng sạch trị giá 36 triệu USD do USAID tài trợ.

Đây là dự án được Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris công bố lần đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 8/2021.

Viet Nam thi diem mua dien truc tiep tu nha san xuat dien tai tao
Ngày 3/6, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam khởi động một dự án năng lượng sạch trị giá 36 triệu đô la. Nguồn: USAID  

Dự án với tên gọi là Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II) sẽ phát huy thành công của dự án V-LEEP I đã triển khai trước đó.

Trong khuôn khổ dự án V-LEEP I, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã phối hợp và hỗ trợ Bộ Công Thương xây dựng Quy hoạch Điện VIII và thiết kế chương trình thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Đây là cơ chế cho phép các doanh nghiệp tại Việt Nam mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo thay vì thông qua các công ty điện lực trong nước.

Viet Nam thi diem mua dien truc tiep tu nha san xuat dien tai tao-Hinh-2
Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam trong phát triển các dự án điện mặt trời... 

V-LEEP I cũng phối hợp với khu vực tư nhân huy động thành công hơn 311 triệu đô la để phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời với tổng công suất 300 MW.

Phát huy những kết quả đó, dự án V-LEEP II sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ Công Thương để đẩy mạnh triển khai năng lượng sạch thông qua huy động đầu tư tư nhân, hỗ trợ thiết kế dự án cho các nhà phát triển dự án năng lượng và hỗ trợ kỹ thuật cho các bên cho vay.

Mục tiêu của dự án là hỗ trợ phát triển 2.000 MW điện tái tạo được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2020 - 2025 thông qua huy động sự tham gia của khu vực tư nhân.

Viet Nam thi diem mua dien truc tiep tu nha san xuat dien tai tao-Hinh-3
...Và điện gió để chống biến dổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng. Nguồn: USAID

Hai dự án này được triển khai nhằm định hướng cho Việt Nam trong hoạt động sản xuất và truyền tải điện để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong bối cảnh Việt Nam chuyển dần từ hệ thống điện dựa vào than đá sang một hệ thống năng lượng xanh hơn, sạch hơn dựa vào năng lượng tái tạo và khí thiên nhiên.

Theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper, Chính phủ Hoa Kỳ tự hào là đối tác của Việt Nam trên hành trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đặc biệt sau cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP-26 về chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chống biến đổi khí hậu.

Năng lượng tái tạo không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng bền vững nhu cầu năng lượng đang ngày càng gia tăng mà còn tăng cường an ninh năng lượng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Vì sao giá điện tăng?

(Nguồn: VTV24)

 

An Quý