Vì sao lợi nhuận Ngân hàng SCB "lệch pha" sau kiểm toán?

Google News

(Kiến Thức) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lại "lệch pha" theo chiều hướng xấu so với báo cáo tự lập trước đó.

Cụ thể, khoản mục thu nhập lãi thuần sau kiểm toán vẫn gữ nguyên ở mức 4.029 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại suy giảm 16% về 1.419,8 tỷ đồng so với báo cáo tự lập. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng giảm gần 3% về 440 tỷ đồng. 

Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động khác cũng biến đổi tăng nhẹ hơn 1% lên 1.165 tỷ đồng.

Riêng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán kinh doanh vẫn giữ nguyên lần lượt là 69 tỷ và 1,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, chi phí hoạt động cũng giảm bớt 5,6% xuống còn 4.538 tỷ đồng sau kiểm toán. Ngược lại, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng nhích nhẹ lên 2.373 

Do đó, sau cùng lợi nhuận cổ đông ngân hàng giảm 2,6% xuống mức 162,6 tỷ đồng so với báo cáo tự lập và giảm 3,7% so với năm 2018.

Vi sao loi nhuan Ngan hang SCB
 

Hiện SCB có vốn điều lệ 15.232 tỷ đồng, tổng tài sản 567.894 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2019.

Nói về nợ xấu của SCB, nếu giai đoạn 2009 ở mức đỉnh 11,4% thì sau khi sáp nhập năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống mức 7,23% với 6.373 tỷ đồng, nhưng xét về giá trị thì đây là mức cao nhất từ trước tới nay của nhà băng này.  

Sau khi bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), hiện tỷ lệ nợ xấu của SCB giảm xuống còn 0,49% tại thời điểm cuối năm 2019, tương ứng 1.644 tỷ đồng.

Điều đáng nói là tổng lượng trái phiếu VAMC do SCB nắm giữ đến cuối năm 2019 là 31.747 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi VAMC bắt đầu mua nợ xấu. Giá trị trái phiếu VAMC chiếm 5,59% tổng tài sản của ngân hàng này. 

Năm qua, SCB bán thêm nợ xấu cho VAMC, qua đó nắm thêm 5.000 tỷ đồng trái phiếu do tổ chức này phát hành. SCB tăng bán nợ cho VAMC trong khi ngày càng nhiều ngân hàng trích lập dự phòng xong và hoàn tất đưa nợ xấu về cùng một sổ.

Minh An