Vật liệu xây dựng “xanh” góp phần hiện thực hóa công trình “xanh”

Google News

(Kiến Thức) - Trước những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra, “công trình xanh”, “kiến trúc xanh” hay “kiến trúc bền vững” là xu hướng đang được các kiến trúc sư thiết kế ngày càng quan tâm khi kiến tạo các công trình xây dựng. 

Đóng một vai trò quan trọng trong đó, các loại vật liệu xây dựng “xanh”, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng được chú trọng sử dụng, nhằm khai thác hiệu quả tối ưu, mang lại không gian sống “giá trị”, chất lượng cho người dùng.
Thời đại công trình “xanh” lên ngôi
Công trình “xanh” là công trình trong thiết kế, xây dựng và vận hành giảm thiểu các tác động xấu đối với khí hậu và môi trường sống, hạn chế tối đa những tác động không tốt tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Trong bối cảnh môi trường đang là vấn đề “nóng” được cả xã hội quan tâm như hiện nay, việc xây dựng các công trình “xanh” đang ngày càng nhận được sự hưởng ứng của nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ tận dụng triệt để không gian của những mảng xanh cây cối, nhiều mô hình công trình “xanh” thực thụ còn là sự hội tụ của nhiều yếu tố bền vững như sử dụng các loại vật liệu xây dựng “xanh”, thân thiện với môi trường, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng và luồng không khí tự nhiên để giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng.
Vat lieu xay dung “xanh” gop phan hien thuc hoa cong trinh “xanh”
 Trường đại học Công nghệ Nanyang – Công trình kiến trúc xanh điển hình tại Châu Á.
Thực trạng, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhất về sự xuống cấp của môi trường sống trước sự biến đổi khí hậu của trái đất. Do vậy, việc phát triển các công trình “xanh” là vấn đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, các công trình “xanh” thân thiện với môi trường hướng tới từ việc sử dụng vật liệu xây dựng “xanh”, tận dụng nguồn tài nguyên cho tới tiết kiệm năng lượng, không làm tổn hại đến cuộc sống của các thế hệ sau.
Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng “xanh”, tiết kiệm năng lượng cũng đang dần trở nên phổ biến, khơi nguồn ý tưởng cho các kiến trúc sư bắt đầu từ sự hình thành những công trình “xanh”.
Đến nay, không chỉ có các công trình trọng điểm cấp quốc gia như Tòa nhà quốc hội, cảng hàng không, các trường học, khu đô thị lớn hiện thực hóa mục tiêu “xanh, tiết kiệm năng lượng” mà các dự án bệnh viện, nhà ở tư nhân cũng được nhiều chủ đầu tư quan tâm, sẵn sàng bỏ ra kinh phí để mang đến sự thoải mái nhất cho người sử dụng, gần gũi thiên nhiên và bảo vệ môi trường về mặt lâu dài.
Những lợi ích to lớn về môi trường, kinh tế và xã hội mà công trình “xanh” của nền kiến trúc xanh mang lại đang ngày càng được ưa chuộng, nhờ vào các chỉ số tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác hại đến môi trường sống.
Sự xuất hiện của các công trình “xanh” và mô hình kiến trúc thân thiện môi trường hứa hẹn sẽ tiếp tục mở rộng tại Việt Nam cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nguyên vật liệu xanh không gây tác hại cho người sử dụng, có thể tái chế, vật liệu tiết kiệm năng lượng và vật liệu thân thiện với môi trường.
Vật liệu xây dựng xanh – Phần cốt yếu của công trình “xanh”
Có thể nói, việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng (VLXD) xanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và nâng cao giá trị của các công trình xanh. Nếu lựa chọn đúng loại vật liệu phù hợp, chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí đáng kể mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Các thành phần kết cấu bao che mặt ngoài từ mái che, tường, kính... cho đến các loại vật liệu hoàn thiện khác như cửa, tấm ốp, sàn, tường, xi măng, sắt, thép, sơn và nội thất đều có sự đóng góp riêng vào hiệu quả môi trường của mỗi công trình.
Vat lieu xay dung “xanh” gop phan hien thuc hoa cong trinh “xanh”-Hinh-2
 Tòa nhà Quốc hội Việt Nam với kiến trúc mặt đứng ấn tượng, sử dụng nhiều vật liệu xây dựng xanh, thân thiện môi trường, đã nhận Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2014.
Trong đó, cửa hiện đại được làm từ chất liệu thân thiện môi trường, an toàn cho người sử dụng, đang ngày càng hiện hữu trong nhiều công trình kiến trúc xanh. Các doanh nghiệp đã liên tục nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng công nghệ mới để cho ra đời những sản phẩm VLXD thô, vật liệu bao che có nhiều tính năng ưu việt, mang đến lợi ích tối ưu: không độc hại, có thể tái chế sau khi sử dụng, vòng đời sử dụng lâu dài, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên và không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong quá trình sử dụng.
Đối với vật liệu bao che hoàn thiện cho ngôi nhà, cửa và vách nhôm kính và một trong những vật liệu không thể thiếu. Người tiêu dùng thông minh có thể tìm cho ngôi nhà của mình những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vật liệu xanh, thân thiện môi trường, không có chì, không gây độc hại cho người sử dụng, không bị ôxy hóa hay ố vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời, giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa,có khả năng chống ồn, tiết kiệm điện, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho người sử dụng.
Một dòng vật liệu xanh khác với độ bền cao, chống xước, không bị ăn mòn bởi hoá chất thông thường hay tác động của thời tiết là cửa nhôm. Cửa và vách nhôm kính lớn được làm từ profile nhôm có cầu cách nhiệt kết hợp với hộp kính, hệ gioăng EPDM và hệ phụ kiện kim khí đồng bộ vừa mang phong cách hiện đại vừa có khả năng cách âm, cách nhiệt cao giúp tiết kiệm điện năng và chống ồn tốt, mang đến sự yên tĩnh và thoải mái cho người dùng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay cũng cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm cửa gỗđáp ứng tiêu chí về vật liệu xanh như: nguồn nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, được chọn lọc kỹ lưỡng và xử lý biến tính trước khi đưa vào sản xuất tạo nên tính ổn định, độ bền cao, hạn chế tối đa sự biến dạng trước điều kiện khí hậu Việt Nam.
Nhằm cung cấp các thông tin mới nhất về sản phẩm, giải pháp ứng dụng VLXD xanh, tiết kiệm năng lượng cho các công trình tại Việt Nam, ngày 11/08/2018 tại Hội trường Diên Hồng, tầng 18, tòa nhà Văn phòng Eurowindow, số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội, Bộ Xây Dựng sẽ phối hợp tổ chức hội thảo “Xu hướng sửdụng vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam”.
Sự kiện có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ xây dựng, ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ VLXD, ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, Ông Gustav Neupert – Giám đốc Thị trường Sản phẩm hãng Profine (CHLB Đức), ông Toshihiro Tanihara – Giám đốc Marketing VFG (thuộc Tập đoàn NSG Pilkington), ông Nguyễn Cảnh Hồng - Tổng Giám đốc Eurowindow.
Thông tin chi tiết về hội thảo xin liên hệ: 0909 888 000 hoặc đăng ký tham dự Hội thảo tại đây: https://goo.gl/forms/3o3YHHa8jRNzjVBo1
PV