Ngày 4/9, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.109 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.750 đồng - 23.752 đồng.
Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 26.458 đồng - 28.095 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank: 22.680 đồng - 22.880 đồng
VietinBank: 22.670 đồng - 22.870 đồng
Eximbank: 22.660 đồng - 22.860 đồng
Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank: 26.417 đồng - 27.619 đồng
VietinBank: 26.515 đồng - 27.535 đồng
Eximbank: 26.572 đồng - 27.132 đồng
|
Biểu đồ tỷ giá USD |
Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,12 điểm, giảm 0,12%.
Bộ Lao động Mỹ cho biết nền kinh tế nước này đã tạo ra thêm 235.000 việc làm trong tháng 8/2021, mức “khiêm tốn” nhất kể từ tháng 1/2021. Chương trình trợ cấp thất nghiệp đặc biệt trị giá 300 USD/tuần sẽ kết thúc vào ngày 4/9. Trong khi các nhà tuyển dụng hy vọng điều này sẽ giúp đưa một lượng lớn người lao động trở lại guồng quay công việc, sự bùng phát trở lại của đại dịch đã khiến nhiều kế hoạch tuyển dụng phải ngừng lại.
Trước đó, chỉ số đồng USD đã xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần, sau phát biểu “ôn hòa” của Chủ tịch Cục Fed Jerome Powell tại hội nghị chuyên đề tại Jackson Hole vào tuần trước, nơi ông Powell không đưa ra tín hiệu rõ ràng về thời gian giảm dần chương trình nới lỏng tiền tệ.
|
Tỷ giá ngoại tệ |
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ bắt đầu giảm tốc độ mua trái phiếu trong quý IV nhưng toàn bộ chương trình mua tài sản 1,85 nghìn tỷ euro (2,19 nghìn tỷ USD) sẽ chưa kết thúc cho đến năm 2022.
Theo đó, các nhà kinh tế cho rằng với triển vọng kinh tế được cải thiện sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách giảm tốc độ mua trái phiếu từ 80 tỷ euro/tháng vào tháng 9/2021 xuống còn khoảng 50 tỷ euro vào tháng 3/2022.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến họp vào ngày 9/9 để thảo luận về "số phận" của chương trình mua vào tài sản, trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan điểm vênh nhau trong Hội đồng quản trị ECB về thời điểm nới lỏng các biện pháp kích thích kinh tế.
Trong bài phát biểu hôm 30/8, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Francois Villeroy de Galhau cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu nên cân nhắc đến sự phục hồi kinh tế gần đây khi thảo luận về những quyết định đối với gói kích thích thời COVID-19 của mình.
Theo Đông Sơn/ Vietnamnet