Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm về mức 95,64.
Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ cách đây một tháng và điều này được các nhà kinh tế xem là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ trong năm tới.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng, sự phối hợp chặt chẽ, các ngân hàng trung ương thế giới và các cơ quan tài chính giúp thế giới tránh một cuộc đại suy thoái khác.
|
Tỷ giá USD, Euro. |
Trong năm 2022, việc có được các chính sách linh hoạt là rất quan trọng trong bối cảnh nhiều yếu tố như lạm phát dai dẳng, mức nợ tài khóa kỷ lục và tình hình dịch Covid-19 kết hợp gây trở ngại phức tạp cho các nhà hoạch định chính sách.
Tổng giám đốc IMF cảnh báo quá trình này đang mất đà trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và mức nợ công kỷ lục hiện đã vượt quá 26.000 tỷ USD.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết trong cuộc khủng hoảng Covid-19, các chính sách tài khóa và tiền tệ đã cùng phát huy hiệu quả giúp ứng phó với đại dịch.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Kuroda Haruhiko cho biết Nhật Bản đã tương đối thành công trong việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong do Covid-19, mặc dù phục hồi kinh tế vẫn còn chậm.
Theo ông, nợ khu vực công ở Nhật Bản hiện đã hơn 200% GDP, nhưng chính phủ dự kiến thặng dư ngân sách sẽ trở lại từ năm 2025, nợ công sẽ giảm xuống.
Ông đánh giá chính sách tiền tệ mà BOJ áp dụng là phù hợp và hoạt động tốt, giúp nền kinh tế Nhật Bản dần trỗi dậy. Dự kiến, tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản khoảng 1% vào năm 2022.
Ngày 21/1, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.077 đồng. Tỷ giá USD hôm nay tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 22.550 đồng - 23.050 đồng. Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 25.454 đồng - 27.029 đồng.
Theo Đông Sơn/Vietnamnet