Tủ lạnh cần đặt chỗ thông thoáng
Nên đặt tủ lạnh ở những nơi thông thoáng. Hạn chế đặt ru ở những góc nhà chật hẹp và hai vách bên hông tủ phải cách tường ít nhất 10 cm để đảm bảo khả năng tỏa nhiệt. Muốn không khí xung quanh tủ lưu thông và chống ẩm, bạn có thể kê tủ cách mặt đất hơn 5cm. Kê tủ quá sát tường sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt, làm nóng tủ và gây tiêu hao nhiều điện năng hơn.
Hạn chế tắt/bật tủ lạnh
Trong quá trình sử dụng, bạn nên hạn chế tắt/bật tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khỏi động sẽ làm tổn một lượng điện lớn.
Trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ lạnh thì bạn có thể ngắt điện nhưng cần phải dọn sạch cách thực phẩm trong tủ, để tủ sạch sẽ.
Hạn chế mở tủ lạnh liên tục và mở cửa tủ quá lâu vì khi mở, khí nóng bên ngoài tràn vào sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian và hiệu suất hoạt động gây tiêu hao nhiều điện năng, giảm tuổi thọ của tủ.
Không để đổ ăn dựa sát vào thành tủ lạnh
Để rau củ tiếp xúc sát với thành tủ lạnh sẽ khiến chúng dễ bị hỏng hơn. Ngoài ra, để thực phẩm sát thành phía trong sẽ khiến tủ làm việc kém hiệu quả, gây tốn điện. Hãy để thực phẩm cách thành tủ một khoảng để nhiệt tỏa đều, tất cả các thực phẩm đều được bảo quản tốt hơn.
Kiểm tra độ kín cửa tủ
Các ron cao su ở cửa sau một thời gian sử dụng dễ bị hỏng làm tủ lạnh bị thoát khí. Để kiểm tra xem cửa tủ lạnh có bị hở hay không, bạn hãy kẹp một tờ tiền vào khe tủ. Nếu có thể dễ dàng kéo tiền đi học theo khe hở thì ron cao su cần được thay mới.
Ngoài ra, nhớ vệ sinh phần ron cao su sạch sẽ để tránh bụi bẩn bám vào làm cửa tủ không thể đóng kín.
Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Khi thực phẩm trong tủ lạnh không quá nhiều, bạn nên điều chỉnh cấp độ làm lạnh ở mức trung bình hoặc thấp để tiết kiệm điện. Nên sử dụng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ ở ngăn lạnh, mức 7-8 độ C là được, không cần điều chỉnh độ lạnh tối đa. Với ngăn đông, nhiệt độ ở mức -18 độ C là vừa đủ, không cần để đến -22 độ C.
Theo Thanh Huyền/Khoevadeo