Theo Vietnamnet, Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất mua sắn Việt Nam khi chi hơn 397 triệu USD trong 4 tháng đầu năm để nhập 1 triệu tấn về dùng. Trong khi sắn Việt Nam xuất sang Nhật Bản tăng đột biến 3.358%.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4/2023, nước ta xuất khẩu được 189,82 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 76,03 triệu USD, giảm 19,5% về lượng và giảm 27,4% về trị giá so với tháng 4/2022.
Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 400,6 USD/tấn, tăng 4,6% so với tháng 3/2023, nhưng giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính đến hết tháng 4 năm nay, xuất khẩu nhóm mặt hàng này đạt 1,16 triệu tấn, thu về 445,81 triệu USD, giảm 2,4% về lượng và giảm 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng bốn tháng đầu năm nay, dù Trung Quốc giảm nhập nhưng vẫn là khách hàng lớn của mặt hàng sắn và sản phẩm sắn xuất khẩu Việt Nam. Thị trường này chi gần 397,4 triệu USD để mua 1,05 triệu tấn hàng của nước ta.
Ngược với Trung Quốc, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang các thị trường khác tăng trưởng mạnh cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, Nhật Bản nổi lên là một thị trường tăng mạnh nhập khẩu sắn từ Việt Nam. Trong bốn tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắn sang Nhật Bản đạt 2.280 tấn, thu về 1,16 triệu USD, tăng đột biến 3.357,6% về lượng và tăng 1.742% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện nguồn cung và giá của ngô, lúa mì đều bị ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ukraine. Trong khi, các nước phát triển chuyển sang sử dụng năng lượng sạch từ ethanol, mà sắn là một trong những nguyên liệu quan trọng để tạo ra ethanol. Do đó, nhu cầu về sắn trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 5/2023, giá sắn tươi thu mua tại Tây Ninh dao động ở mức 3.400-3.600 đồng/kg; tại Đắk Lắk từ 3.000-3.050 đồng/kg; tại Gia Lai từ 3.300-3.100 đồng/kg.
Nguồn hàng tồn kho tinh bột sắn ít nên giá bán được đẩy lên. Trong khi, tồn kho tinh bột sắn tại Trung Quốc ở mức thấp, phía khách hàng chấp nhận mua sắn ở mức giá khá cao dù đã vào mùa nắng nóng.
Giá tinh bột sắn xuất khẩu tại Lạng Sơn và Móng Cái tiếp tục tăng. Các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn với mức giá trong khoảng 535-555 USD/tấn, FOB cảng Tp.HCM, tăng 10 USD/tấn so với cuối tháng 4/2023. Giá xuất khẩu sắt lát sang thị trường Trung Quốc khoảng 305 USD/tấn, FOB Quy Nhơn; còn xuất sang thị trường Hàn Quốc khoảng 355 USD/tấn.
Giá sắn tăng đều nhờ nhu cầu lớn từ đất nước "tỷ dân" Trung Quốc
Thông tin trên Dân việt, thờ gian dần đây lượng tinh bột sắn nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam, Lào, Campuchia tăng, trong khi nhập khẩu từ Thái Lan giảm mạnh.
Theo số liệu, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023, với 285.390 tấn, trị giá 124,69 triệu USD, tăng 56% về lượng và tăng 32,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đặc biệt thị phần tinh bột sắn của Việt Nam chiếm 43,19% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 25,75% của 2 tháng đầu năm 2022; trong khi thị phần tinh bột sắn của Thái Lan chiếm 45,62%, giảm mạnh so với mức 66,46% của 2 tháng đầu năm 2022.
Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, trong 10 ngày đầu tháng 4/2023, giá sắn tươi thu mua tại Tây Ninh dao động ở mức 3.400-4.200 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với cuối tháng 3/2023.
Thời gian qua, tại Đắk Lắk giá sắn dao động ở mức 3.000-3.050 đồng/kg; tại Gia Lai dao động ở mức 3.300-3.600 đồng/kg; Tại miền Trung giá sắn tươi dao động ở mức 2.650-3.000 đồng/kg; Tại miền Bắc giá sắn tươi dao động ở mức 2.400-2.600 đồng/kg, ổn định so với cuối tháng 3/2023.
Các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn với mức giá trong khoảng 515-535 USD/tấn, FOB cảng Tp.HCM, tăng 5 USD/tấn so với cuối tháng 3/2023. Giá tinh bột sắn giao tại Móng Cái và Lạng Sơn ở mức 3.500 – 3.750 CNY/tấn, tăng 50 CNY/tấn so với cuối tháng 3/2023.
Năm 2023, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất cho sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam nhờ nhu cầu cao, vị trí địa lý gần, chi phí logistics thấp hơn so với xuất khẩu tới các thị trường khác.
Trong khi đó, nguồn cung và giá của ngô và lúa mì đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình chiến sự ở Ukraine. Do đó, nhu cầu về sắn trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hiệp hội Sắn Việt Nam nhận định, thời điểm này, lượng hàng tinh bột sắn giao dịch đã có tín hiệu tích cực do khách hàng Trung Quốc có nhu cầu mua để sản xuất sau khi Chính phủ nước này mở cửa sau dịch Covid-19. Lượng hàng tinh bột sắn giao dịch qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc tăng do thủ tục nhập khẩu phía Trung Quốc thực hiện nhanh hơn.
Theo VTV, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam những tháng đầu năm nay, đạt 1,27 tỷ USD (chiếm hơn 20% thị phần). Sau khi phía Trung Quốc điều chỉnh các quy định về phòng chống dịch COVD từ đầu tháng 1, xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu phía Bắc đã tăng mạnh.
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện triển khai nhiều chính sách mới để đưa hoạt động nhập khẩu vào nề nếp, nhất là nâng cao các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp, cũng như nông dân Việt Nam, trong việc xuất khẩu nông sản vào thị trường lớn nhất thế giới này.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu, năm 2023, Trung Quốc sẽ là điểm đến lớn nhất của nông sản Việt Nam nhờ nhu cầu bùng nổ, vị trí địa lý gần, chi phí logistics và rủi ro thấp hơn các thị trường khác.
Theo Trúc Chi/Người đưa tin