Tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán ‘đời đầu' mất ngôi vị như thế nào?

Google News

Lê Thị Dịu Minh, con gái nữ đại gia Chu Thị Bình, người mới đây được Eximbank trả hơn 240 tỷ đồng bị mất khi gửi tiết kiệm, đã trượt dài từ vị trí tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, nay chỉ xếp số 185.

Trong những năm “nóng sốt” đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, các tờ báo điện tử uy tín hàng đầu thường chỉ tập trung nhắc tới những đại gia giàu nhất sàn chứng khoán và những người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán. Độ giàu có của con cái họ ít được nhắc tới.
Tieu thu giau nhat san chung khoan ‘doi dau' mat ngoi vi nhu the nao?
Dù Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú (MPC) đã hủy niêm yết từ cuối tháng 3/2015 nhưng với việc sở hữu 3,15 triệu cổ phiếu MPC tương đương 385 tỷ đồng, Lê Thị Dịu Minh vẫn sở hữu khối tài sản khá lớn. 
Thế nhưng, với những ai dành sự quan tâm lớn tới thị trường chứng khoán, Lê Thị Dịu Minh không phải cái tên xa lạ. Cô gái sinh năm 1986 này là con của cặp vợ chồng đại gia Lê Văn Quang và Chu Thị Bình, những người chủ thực sự của Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC).
Nhờ nắm giữ lượng lớn cổ phiếu MPC, bà Chu Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Minh Phú đã được vinh danh ở vị trí số 1 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Không sở hữu khối tài sản lên đến giá trị ngàn tỷ như mẹ nhưng Lê Thị Dịu Minh nhanh chóng trở thành triệu phú.
Với khối tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng, Lê Thị Dịu Minh đã trở thành tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam “đời đầu”. Không chỉ giàu có, sức ảnh hưởng của tiểu thư họ Lê tới Minh Phú còn được thể hiện ở chỗ cô có được vị trí quan trọng tại công ty này.
Thế nhưng, vị trí đứng đầu của Lê Thị Dịu Minh không giữ được lâu. Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động cùng với sự xuất hiện của nhiều tân binh khác, tài sản của Lê Thị Dịu Minh dần lép vế hơn hẳn so với các tiểu thư khác.
Trong suốt nhiều năm qua, những cái tên như Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh, Đặng Nguyễn Quỳnh Anh xuất hiện đã làm lu mờ tiểu thư họ Lê. Ngay cả khi được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc Minh Phú thì con gái bà Chu Thị Bình vẫn ít được nhắc tới bởi khối tài sản hao hụt nhanh chóng.
Không chỉ có vậy, gia đình bà Chu Thị Bình thậm chí còn “mất tích” trong “bản đồ nhà giàu Việt Nam” khi cổ phiếu MPC hủy niêm yết trong năm 2015. MPC phải rời cuộc chơi vì Minh Phú có nhiều vấn đề cần giải quyết, một trong số đó là tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.
Tới tháng 9/2017, MPC đã trở lại UpCom dù vấn đề nhà đầu tư chiến lược vẫn chưa được giải quyết. MPC trở lại đồng nghĩa với việc những cái tên như Chu Thị Bình, Lê Văn Quang đã trở lại “bản đồ nhà giàu Việt Nam”. Tuy nhiên, lần trở lại này, 3 triệu phú thủy sản đứng ở vị trí khá khiêm tốn.
Trong khi bà Chu Thị Bình và ông Lê Văn Quang rời xa Top 10 người giàu nhất quen thuộc, cô con gái Lê Thị Dịu Minh thậm chí còn trượt dài hơn khi rớt xuống vị trí thứ 185. Không chỉ có vậy, nữ 8X này cũng mất hút trong danh sách các tiểu thư giàu nhất.
Với việc chỉ còn nắm giữ lượng cổ phiếu MPC tương đương 254 tỷ đồng, nữ Phó Tổng giám đốc Minh Phú đứng sau rất nhiều tiểu thư khác.
Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến chính là “nữ tướng” Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công.
Vượt qua bao bão táp cùng Đặng gia, cuối cùng, con gái huyền thoại ngân hàng Đặng Văn Thành cũng đã vững với nghiệp mía đường của mình. Với việc sở hữu hàng loạt cổ phiếu như BHS, NHS, SBT, và cả STB, SCR, “Công chúa mía đường” đang là tiểu thư giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với khối tài sản lên đến gần 660 tỷ đồng.
Đứng thứ 2 trong danh sách các tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán là cái tên khá xa lạ Đỗ Quỳnh Anh. Khác với “nữ tướng” Lê Thị Dịu Minh và Đặng Huỳnh Ức My, tiểu thư Đỗ Quỳnh Anh không giam tha điều hành doanh nghiệp.
Cô chỉ biết đến với tư cách là cổ đông lớn của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPB). Giá trị cổ phiếu thuộc sở hữu con gái ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị TPB tương đương 560 tỷ đồng.
Theo Khánh Vân/VTC News