Con dắt có kích thước nhỏ hơn con hến. Đây là loài nhuyễn thể vỏ 2 mảnh họ hàng với sò, nghêu, tu hài
Chúng có màu trắng đục, con lớn nhất có kích thước chỉ bằng ngón tay người lớn.
Loài này sống chủ yếu ở vùng nước lợ tại khu vực cửa sông ven biển, đầm phá và thường bị nhầm với hến và ngao.
Ở Việt Nam, con dắt có ở nhiều nơi nhưng ở khu vực Thanh Hóa là nổi tiếng nhất bởi hương vị đặc trưng của chúng.
Con dắt có quanh năm, nhưng từ tháng 3 đến tháng 4 là thời điểm con dắt mẩy và ngon nhất
Để có thể bắt được loài này, ngư dân mang theo cào sắt tự chế, túi lưới, bao tải cùng rổ, chậu lội xuống bãi tắm
Dụng cụ chuyên biệt là vợt lưới thì mới có thể cào chúng từ nước lên được. Đến mùa, nếu đi cào dắt cả ngày, mỗi ngày có thể cào được 40-50 kg dắt, bán được từ 300.000 đến 500.000 đồng.
Trước đây, con dắt thường được người lao động nghèo bắt về chế biến thành món ăn hoặc bán cho các chủ đầm, trang trại nuôi tôm, cua, vịt với giá rẻ. Con dắt có thể nấu nhiều món ngon, nổi tiếng nhất là món cháo dắt.
Vài năm trở lại đây, con dắt được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng, trở thành đặc sản được người dân thành phố và nhiều du khách ưa chuộng
Trên chợ mạng, dắt được làm sạch, đóng túi cẩn thận và được bán với giá lên tới 90.000 đồng/kg
Theo Chi Phan (Tổng hợp)/ Người Đưa Tin