Không chỉ tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới, thế hệ này còn đóng vai trò là động lực thúc đẩy thị trường tài chính tiêu dùng tương lai.
Gen Z - nguồn khách hàng tiềm năng thúc đẩy số hóa tài chính - ngân hàng
Gen Z là nhóm người sinh ra khoảng từ 1997 đến 2015, hay là tập thế hệ các bạn trẻ có độ tuổi trưởng thành trong thập niên thứ 2 của thế kỷ 21.
Tính đến năm 2021, các thành viên thuộc Gen Z là một trong những thành phần lao động và sáng tạo sung sức nhất và được xem là thế hệ chủ động tạo ra sân chơi cho chính mình, thay vì phải theo đuổi một cuộc chơi đã được sắp đặt sẵn. Cụ thể, theo nghiên cứu “Thế hệ Z - người tiêu dùng tương lai” của Nielsen, hơn 70% số người trả lời nói rằng họ có sức ảnh hưởng nhất định đến các quyết định mua sắm, sinh hoạt cho gia đình, cũng như các hoạt động giải trí, đồ gia dụng, quần áo, đồ ăn và thức uống…
Đồng thời, nhóm này được sinh ra trong thời đại Internet bao phủ nên tiếp xúc và làm quen với công nghệ từ rất sớm. Điện thoại thông minh là thiết bị không thể thiếu của họ và thói quen đầu tư, mua sắm của họ hoàn toàn trực tuyến.
Một cuộc khảo sát vào năm 2021 cho thấy khoảng 2/3 GenZers ở Úc đã sử dụng hình thức mua trả sau trong 6 tháng đầu năm. Trong khi đó ở Mỹ chỉ có khoảng 37% người mua trực tuyến sử dụng phương thức thanh toán này. Tại Việt Nam, hình thức thanh toán này đã bắt đầu được các kênh thanh toán trực tuyến quan tâm hơn. Một số cái tên nổi bật đã triển khai hình thức này có Momo, Shopee... Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, Gen Z được đánh giá là thế hệ khách hàng có nhu cầu sử dụng ngân hàng số nhiều nhất.
Cũng theo các chuyên gia, dự báo đến năm 2025, những người trẻ ở lớp Millennials (25-38 tuổi) và Gen Z (18-24 tuổi) hay gọi chung là MillenialZ có thể chiếm đến 70-80% danh mục khách hàng cá nhân của các tổ chức tín dụng.
Công ty tài chính tích cực tiếp cận thế hệ Gen Z
Nắm bắt xu thế đó, các công ty tài chính đã và đang tích cực triển khai những giải pháp tiếp cận nhóm khách hàng Gen Z bằng cách thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng và đón đầu các xu hướng tiêu dùng 4.0.
Tại FE CREDIT, trong nhiều năm qua, công ty nỗ lực đầu tư vào công nghệ, cập nhật những xu hướng tài chính tiêu dùng mới nhất để đáp ứng nhu cầu và đồng hành cùng Gen Z. Công ty đã kết hợp công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) với đánh giá tính ứng dụng của ngân hàng số nhằm cung cấp những dịch vụ hữu ích phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng.
Đến nay, FE CREDIT đã phục vụ khoảng 12 triệu khách hàng chủ yếu ở độ tuổi từ 25 - 55 tuổi, có thu nhập trung bình, đồng thời mở rộng tập khách hàng sang nhóm tuổi trẻ hơn khi tỷ trọng phân khúc này gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Công ty hiểu rằng vay tiêu dùng là giải pháp tài chính tối ưu cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ khi có nhu cầu mua sắm phục vụ đời sống cá nhân và công việc nhưng bản thân chưa đủ khả năng tài chính để chi trả ngay lập tức.
Đồng thời, đối với thế hệ gen Z, mức độ nhận biết thương hiệu ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của họ vì họ thường xuyên sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giao tiếp. Đồng thời họ rất chủ động so sánh tìm sự khác biệt về chất lượng, giá thành và ưu đãi giữa các sản phẩm trên nền tảng số. Đây cũng là phân khúc khách hàng chính và được dự đoán tăng trưởng nhanh trong vòng 5 năm tới của ngành tài chính tiêu dùng. Do đó, FE CREDIT đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện chất lượng hình ảnh thương hiệu bằng cách không ngừng nâng cao trải nghiệm khách hàng trong xuyên suốt quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng. Những trải nghiệm dịch vụ này được xây dựng trên nền tảng công nghệ tiên tiến kết hợp nhiều tính năng sản phẩm độc đáo, kênh phân phối rộng khắp và chất lượng liên tục được cải thiện đã giúp cho công ty tài chính này có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam trong suốt 10 năm qua.
Bên cạnh đó, với hơn 2,3 triệu thẻ tín dụng được phát hành cho khách hàng, công ty mong muốn tạo dựng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân và mang tín dụng tiêu dùng tiếp cận gần hơn tới phân khúc khách hàng trẻ hiện đại. Tỷ lệ cho vay thông qua thẻ tín dụng trong cơ cấu danh mục cho vay của FE CREDIT thể hiện rõ xu hướng này khi chi tiêu qua thẻ tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến và mua sắm tạp hóa.
FE CREDIT cũng liên tục ra mắt các chương trình liên kết với các đối tác lớn như Grab, FPTShop, Shopee, Lazada, Momo… nhằm giúp các chủ thẻ tín dụng, đặc biệt là Gen Z dễ dàng mua sắm, thanh toán tiện ích mà vẫn hưởng ưu đãi hoàn tiền, nhận voucher giảm giá.
Theo các chuyên gia, tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam còn rất lớn là nhờ quy mô dân số lớn, gần 100 triệu người, với dân số trẻ khá cao, trong khi hơn một nửa dân số hiện chưa tiếp cận các dịch vụ tài chính thông qua ngân hàng.
Đặc biệt, xem xét sự chuyển giao thế hệ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập hành vi của người tiêu dùng, việc đẩy mạnh công nghệ nhằm mở rộng tệp khách hàng Gen Z là một trong những chiến lược cần thiết và thức thời mà các tổ chức tài chính cần hướng tới để song hành cũng thế hệ tương lai.
PV