Thầy giáo miền Tây có bộ sưu tập 'khổng lồ' hơn 500 cây dừa đột biến

Google News

Đam mê dừa bonsai đã nhiều năm, anh Ngọc bỏ không ít công sức đi tìm kiếm, chăm sóc, nuôi dưỡng để có được hàng trăm gốc dừa đột biến, độc lạ có một không hai.

Anh Phạm Minh Ngọc (42 tuổi, ngụ ấp Thuận An, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, Tiền Giang) là một người có tiếng trong giới chơi bonsai dừa cả nước. Riêng ở Tiền Giang, bộ sưu tập dừa bonsai của anh Ngọc được mọi người công nhận "giá trị số một, số hai trong tỉnh".

Dù có tiếng như vậy nhưng anh Ngọc lại chỉ là dân "đi ngang" chứ không phải dân chơi cây chuyên nghiệp.

Thầy giáo miền Tây có bộ sưu tập "khổng lồ" hơn 500 cây dừa đột biến

"Mình đang công tác ở trường cấp ba gần nhà. Chăm sóc dừa chỉ tranh thủ thời gian rảnh. Hồi chưa có dịch thì mỗi ngày chỉ dành ra được vài tiếng đồng hồ. Dịch đến, không đi lại gì được thì có điều kiện chăm sóc cây hơn.

Chăm sóc dừa khó hơn cây cảnh khác, dao kéo nhiều nó chết, không chiết ghép gì được, thậm chí tưới thừa nước cũng hỏng cây", anh Ngọc chia sẻ.

Thay giao mien Tay co bo suu tap 'khong lo' hon 500 cay dua dot bien

Anh Ngọc đang chăm sóc cây dừa bạch tạng (Ảnh: Nguyễn Cường).

Hầu hết số dừa bonsai trong vườn được anh Ngọc sưu tầm về từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Thời điểm đó trong vườn anh có hơn 500 cây.

Chỉ có thời gian đi sưu tầm cây vào cuối tuần, để thỏa đam mê anh Ngọc cũng liên hệ đặt hàng khắp các nhà vườn ươm dừa và những người chơi cây, nhờ đó mà có được bộ sưu tập đồ sộ.

Thay giao mien Tay co bo suu tap 'khong lo' hon 500 cay dua dot bien-Hinh-2

Cây dừa cao chưa đến gang tay nhưng có nhiều cành và đã ra quả (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Trong vườn mình đặc biệt nhất là hơn 10 cây dừa bạch tạng, nhưng loại này thì rất khó chăm. Kế đến cũng có gần 10 gốc dừa đột biến 2 màu, mỗi nửa cây có mỗi màu khác nhau, đều là hàng độc.

Mình cũng có những cây dừa thân chỉ cao chừng một gang tay nhưng đã ra hoa, đậu quả. Còn những loại dừa nhiều mộng (đọt, nhánh), dừa cổ thụ dáng tý hon thì rất nhiều, tính cả trăm cây", anh Ngọc chia sẻ.

Thay giao mien Tay co bo suu tap 'khong lo' hon 500 cay dua dot bien-Hinh-3

Anh Ngọc đang ngắm nghía một sản phẩm độc đáo vừa qua "dao kéo" (Ảnh: Nguyễn Cường).

Theo anh Ngọc, hiện cộng đồng chơi dừa bonsai rất đông đảo, dừa lại là loài cây khó tạo tác, vì vậy những cây độc lạ có giá trị rất cao. Chăm sóc dừa bonsai rất kỳ công, đối với người chơi cây chỉ cần nhìn cây sẽ biết được giá trị công sức, tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ thấy lạ, vui mắt mà đánh giá không cao.

"Dịch dã, chỉ có chăm cây, chăm cá là an toàn nhất, rảnh thì ra ngắm cây, tưới cây. Bớt được nhu cầu đi lại, gặp gỡ nhưng vẫn thấy vui, đó là lợi ích lớn nhất của công việc trồng cây cảnh", anh Ngọc cười chia sẻ.

Thay giao mien Tay co bo suu tap 'khong lo' hon 500 cay dua dot bien-Hinh-4

Dừa đột biến từ một quả mọc thành một khóm (Ảnh; Nguyễn Cường).

Anh Đặng Văn Giàu (ngụ huyện Cái Bè, Tiền Giang) cũng là một người trồng bonsai dừa có tiếng, hiện có 2 vườn dừa bonsai ở Tiền Giang và Bến Tre cho biết, hiện số người chơi dừa bonsai rất nhiều, trong đó có khoảng 3000 người chơi dừa bonsai trên cả nước thường xuyên giao lưu với nhau để trao đổi cây, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cây.

"Có người chuyên chơi một dòng dừa nhiều mộng, có người chuyên chơi một dòng dừa cổ, có người chơi dừa gáo, có người chơi tổng hợp. Bộ sưu tập của anh Ngọc có đầy đủ các dòng cây, chất lượng các cây đều được anh em trong giới đánh giá cao. Riêng ở Tiền Giang thì có lẽ bộ sưu tập của anh Ngọc đứng nhất, đứng nhì", anh Giàu nhận xét vườn dừa của anh Ngọc.

Thay giao mien Tay co bo suu tap 'khong lo' hon 500 cay dua dot bien-Hinh-5

Cây dừa cổ thụ nhưng chỉ bé như chồi non (Ảnh: Nguyễn Cường).

Thay giao mien Tay co bo suu tap 'khong lo' hon 500 cay dua dot bien-Hinh-6

Bộ sưu tập dừa đột biến của anh Ngọc "đồ sộ" nhất nhì ở Tiền Giang (Ảnh: Nguyễn Cường).

Theo Nguyễn Cường/Dân Trí