Sức khỏe tài chính loạt “ông lớn” được chỉ định thầu cao tốc Bắc – Nam

Google News

Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty 36 – CTCP và nhiều liên danh vừa được chỉ định thầu gói thầu cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau.

Ngày 25/12, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã ký các gói hợp đồng với các nhà thầu tư vấn, xây lắp của các đoạn dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau, thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Đoạn Cần Thơ – Hậu Giang được chỉ định thầu cho nhà thầu liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Tổng công ty 36 CTCP Tổng công ty Xây dựng số 1 CTCP - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C - Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam. Giá chỉ định thầu là hơn 7.555 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng trong 1.020 ngày.

Đoạn Hậu Giang – Cà Mau có chiều dài 73,223km được chỉ định thầu cho liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620 - Công ty Cổ phần Hải Đăng - Công ty TNHH Sản xuất và Xây dựng Thi Sơn. Giá chỉ định thầu hơn 3.717 tỷ đồng, thời gian thực hiện 1.020 ngày.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), chỉ định thầu giúp rút ngắn thời gian triển khai cao tốc Bắc - Nam, đồng thời là một giải pháp loại nhà thầu yếu kém.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giao thông, việc chỉ định thầu cần có tiêu chí rõ ràng, công khai. Ngoài tiêu chí năng lực, khả năng huy động vốn cần xem xét các  tiêu chí về chất lượng, tiến độ…

Suc khoe tai chinh loat “ong lon” duoc chi dinh thau cao toc Bac – Nam
 Loạt “ông lớn” được chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam. (Ảnh minh họa).

Góp mặt nhiều dự án nhưng liên tục chậm tiến độ

Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn là doanh nghiệp giao thông đang góp mặt trên nhiều dự án trọng điểm. Đây là một trong những đơn vị tham gia nhiều gói thầu nhất tại dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 như: gói thầu XL02 đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu; Gói thầu XL13 đoạn Mai Sơn - QL45; Gói thầu XL01 đoạn QL45 - Nghi Sơn; Gói thầu XL02 đoạn Cam Lộ - La Sơn,...

Là doanh nghiệp giao thông đang góp mặt trên nhiều dự án trọng điểm, nhưng theo Báo Giao thông, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn lại liên tục để chậm tiến độ thi công và bị cảnh cáo, từng bị cho là hạn chế năng lực. Cụ thể, tại dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn 1, Ban QLDA Mỹ Thuận đã có văn bản cảnh cáo Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn do chậm tiến độ 4 tháng so với kế hoạch.

Suc khoe tai chinh loat “ong lon” duoc chi dinh thau cao toc Bac – Nam-Hinh-2
Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn là doanh nghiệp giao thông đang góp mặt trên nhiều dự án trọng điểm. 

Dòng tiền kinh doanh âm

Tổng Công ty 36 - CTCP là một trong những doanh nghiệp xây dựng của quân đội, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tổng công ty 36 - CTCP (mã G36 – sàn UPCoM) ghi nhận doanh thu đạt 306,79 tỷ đồng và lỗ 3,29 tỷ đồng trong quý III/2022. Trước đó, quý II/2022, G36 ghi nhận doanh thu đạt 246,5 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế 5,74 tỷ đồng lỗ 15,52 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Trong quý III, lợi nhuận gộp tăng 29,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 6,19 tỷ đồng lên 26,98 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 19,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 4,64 tỷ đồng về 18,9 tỷ đồng. Lũy kế trong 9 tháng đầu năm 2022, G36 ghi nhận doanh thu đạt 622,14 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 7,98 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 12,94 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính tiếp tục ghi nhận âm 603 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 305,4 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư dương 268,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 182,2 tỷ đồng, chủ yếu tăng do vay nợ. Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2022, G36 đã tăng vay nợ để bù đắp dòng tiền kinh doanh chính thâm hụt. Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của Tổng công ty 36 giảm 2,6% so với đầu năm về 4.851 tỷ đồng.

 
Suc khoe tai chinh loat “ong lon” duoc chi dinh thau cao toc Bac – Nam-Hinh-3
Kết thúc 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Tổng Công ty 36 ghi nhận âm 2,62 tỷ đồng.

Biên lợi nhuận khiêm tốn

Công ty CP Hải Đăng được thành lập vào tháng 11/2008, trụ sở chính đóng tại Tây Ninh. Trong giai đoạn 2016 - 2019, doanh thu hàng năm của Hải Đăng đều đạt từ hàng trăm đến cả nghìn tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận thu về lại rất khiêm tốn. Các năm 2018 và 2019, Hải Đăng ghi nhận doanh thu thuần đạt lần lượt 1.417 tỷ đồng và 1.430 tỷ đồng, lãi sau thuế lần lượt ở mức 12,2 tỷ đồng và 12 tỷ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 0,87% và 0,84%. Trước đó, biên lợi nhuận các năm 2016 và 2017 lần lượt là 0,51% và 0,54%. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Hải Đăng đạt 1.048 tỷ đồng, tăng 75% so với cuối năm 2016; vốn chủ sở hữu duy trì ở mức 224,3 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2020, Hải Đăng có vốn điều lệ 200 tỷ đồng.

Khánh Hoài (tổng hợp)