Theo Báo cáo tài chính Quý I/2023 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 1.765 tỷ đồng và 1.413 tỷ đồng, tăng 8,7% so với quý I/2022. Tuy nhiên, nợ xấu nội bảng tăng mạnh đến 84% chỉ trong 3 tháng đầu năm lên mức 2.497 tỷ đồng.
Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng hơn 3,1 lần lên mức 1.199 tỷ đồng; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng gấp rưỡi lên 764 tỷ đồng; nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng nhẹ 5,5% lên hơn 533 tỷ đồng.
Trong khi đó, bản thân Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) báo lãi trước thuế quý 1/2023 đạt hơn 983 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Số dư nợ xấu đến hết quý đầu năm nay đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cuối năm 2022; tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,2% lên 3,3%.
|
Nợ xấu nhiều ngân hàng ngày càng "phình to"- Ảnh minh họa, nguồn internet |
Tương tự, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 6.512 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng số dư nợ xấu của MB cũng tăng 68% trong quý đầu năm nay lên gần 8.453 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu tăng lên gần 1,76% so với mức chỉ hơn 1% của cuối năm vừa qua.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023 với lợi nhuận trước thuế tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 5.980 tỷ đồng. Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng 7,8% so với cuối năm vừa qua, vượt 17.000 tỷ đồng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,24% lên gần 1,28%.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đạt lãi trước thuế hợp nhất gần 5.157 tỷ đồng, tăng 25,3% so với quý 1/2022. Tính đến 31/3, số dư tín dụng của ACB giảm nhẹ 0,6%, đạt 411.289 tỷ đồng; số dư tiền gửi khách hàng đạt 422.755 tỷ đồng, tăng 2,1%.
Số dư nợ xấu của ngân hàng (từ nhóm 3 đến nhóm 5) tăng 31,5% lên 4.000 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,74% cuối năm 2022 lên 0,97% vào cuối quý 1/2023.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lợi nhuận hợp nhất quý I/2023 tăng gần 13% so với cùng kỳ, đạt 11.221 tỷ đồng trước thuế và 8.992 tỷ đồng sau thuế. Với mục tiêu tăng tối thiểu 15% lợi nhuận trước thuế so với năm 2022, ước khoảng 43.000 tỷ đồng, Vietcombank đã hoàn thành 26% kế hoạch năm 2023.
Tuy nhiên, nợ xấu của Vietcombank tính đến thời điểm ngày 31/3/2023 cũng tăng mạnh hơn 27% so với hồi cuối năm 2022, lên 9.942 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,68% hồi đầu năm lên 0,85%.
Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 6.600 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.
Song số dư nợ xấu tại BIDV cũng lên tới 24.728 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với cuối năm 2022; trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh nhất với mức 127% lên thành 7.145 tỷ đồng; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 59% lên 4.283 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 13% lên 13.300 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng từ 1,19% lên 1,59%.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) báo lãi trước thuế trong ba tháng đầu năm nay gần 6.920 tỷ đồng, tăng hơn 53% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nợ xấu của BIDV cũng tăng hơn 40% so với cuối năm 2022, lên 24.728 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng từ 1,1% lên 1,55%.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) có lãi trước thuế 870,7 tỷ đồng, tăng 7,6% so với quý 1/2022. Nhưng số dư nợ xấu của ngân hàng tăng gần 30% so với đầu năm, lên 3.047 tỷ đồng. Điều này đưa tỷ lệ nợ xấu của Eximbank tăng từ 1,8% lên 2,3%.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) quý I ghi nhận 335 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng đến 36% so với cùng kỳ năm 2022 và là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong quý tính đến thời điểm hiện tại.
Tuy tăng trưởng lợi nhuận ở mức cao nhất, nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này lại nằm trong nhóm thấp nhất hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu tại BacABank vào thời điểm cuối tháng 3 chỉ ở mức 0,57%.
Minh Quang (t/h)