15h chiều 1/3, xăng E5 RON 92 điều chỉnh tăng 545 đồng/lít lên 26.077 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 547 đồng/lít lên 26.834 đồng/lít. Đánh dấu lần tăng thứ 6 liên tiếp và là đợt tăng thứ 5 trong năm 2022.
Giá xăng dầu trong nước đang chịu áp lực lớn từ đà tăng mạnh của giá dầu thế giới. Đáng chú ý, ngày 7/3 vừa qua, giá dầu thế giới bất ngờ tăng vọt và chạm mức 139 USD/thùng.
Hiện, giá dầu đã tăng khoảng 60% kể từ đầu năm 2022 tới nay, làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lạm phát sau giai đoạn đình trệ vì dịch Covid-19.
Tăng hơn 3.000 đồng/lít xăng chỉ trong 2 tháng
Ngày 25/12/2021 giá xăng bật tăng trở lại sau 2 kỳ giảm giá liên tiếp. Đây cũng là kỳ điều chỉnh đánh dấu điểm khởi đầu của đà tăng 6 lần liên tục của giá xăng trong nước.
Đến ngày 1/3, tức sau 6 lần tăng liên tiếp, giá xăng RON 95 và E5 RON 92 đã lên mức cao nhất từ trước đến nay là 26.834 đồng/lít và 26.077 đồng/lít. Như vậy chỉ sau 67 ngày, giá xăng E5 RON 92 trong nước đã tăng 3.995 đồng/lít (tương đương 11,9%) và 4.033 đồng/lít đối với xăng RON 95 (tương đương 19%).
Ngày |
Mức tăng (đồng/lít) |
Sau khi tăng (đồng/lít) |
E5 RON 92 |
RON 95 |
E5 RON 92 |
RON 95 |
25/12 |
468 |
494 |
23.295 |
22.550 |
11/1/2022 |
609 |
581 |
23.159 |
23.876 |
21/1 |
436 |
484 |
23.590 |
24.360 |
11/2 |
976 |
962 |
24.571 |
25.322 |
21/2 |
961 |
965 |
25.531 |
26.285 |
1/3 |
545 |
547 |
26.077 |
26.834 |
Tổng mức tăng |
3.995 |
4.033 |
|
|
Trong các yếu tố khiến CPI 2 tháng đầu năm tăng 1,68%, theo Tổng cục Thống kê, đà tăng giá của xăng dầu trong nước là một trong những nguyên nhân chính. Bình quân 2 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,63%.
Theo dữ liệu của Trading Economics, tính đến 18h45 ngày 10/3 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI tăng 4,91 USD/thùng, tương đương 4,53%, lên 113,65 USD/thùng. Còn dầu Brent được giao dịch ở mức giá 117 USD/thùng, tăng 5,89 USD/thùng, tương đương 5,3%.
Giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu đã tăng lên mức 142-158 USD/thùng (giá ngày 7/3), tăng 51-69 USD/thùng so với giá ngày đầu tháng 1/2022.
Với mức giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới nêu trên, theo Bộ Công Thương, sẽ đẩy giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 11/3 có thể tăng 5.000-8.000 đồng/lít/kg, tùy loại (tương đương tăng 27-44%) so với giá đầu năm 2022.
Dự kiến đà tăng của giá xăng dầu không chỉ dừng lại ở 6 kỳ điều hành mà 15h hôm nay (11/3) giá các mặt hàng này sẽ tiếp tục có đợt tăng rất mạnh. Nếu đúng như dự báo, giá xăng, dầu trong nước sẽ có lần tăng thứ 7 liên tiếp, chạm mốc lần đầu tiên trong lịch sử 30.000 đồng/lít và là đợt tăng thứ 6 trong hơn 2 tháng đầu năm 2022.
Người dân, doanh nghiệp chật vật
Xăng, dầu tăng sốc và đối tượng chịu ảnh hưởng nhanh, trực tiếp nhất chính là người dân. Ngày 10/3, tức 1 ngày trước kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, khi nghe tin giá các mặt hàng này sắp tăng mạnh, hơn 3.000 đồng/lít, người dân TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác ùn ùn mang xe đi đổ xăng. Hầu hết đều tranh thủ đổ đầy bình.
Theo ghi nhận của Zing, đến hơn 21h đêm ngày 10/3 tại cây xăng trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội), 8 trụ bơm dành cho xe máy và ôtô vẫn đang hoạt động hết công suất, xe xếp hàng dài chờ vào đổ nhiên liệu. Còn tại TP.HCM, lượng người chờ đổ xăng kéo dài đến tận 23h.
"Cuối năm ngoái, tôi chỉ cần đổ 60.000-70.000 đồng là đầy bình nhưng đến nay 100.000 đồng vẫn chưa thấy đủ. Hôm nay đi làm về tranh thủ đổ đầy vì ngày mai giá tăng mạnh sẽ mất thêm gần 10.000 đồng để đổ đầy. Xăng, gas tăng kéo theo mặt hàng nào cũng tăng trong khi lương thì vẫn vậy", chị Trang (Thanh Xuân, Hà Nội) thở dài.
Thực tế, giá thực phẩm tươi sống, sữa, gạo, dầu ăn, mì gói hiện đã tăng 5-30%, dự báo tăng tiếp trước sức ép của nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển lên cao.
Không chỉ người dân mà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng gặp khó trước tình hình thiếu nguồn cung, với việc giá dầu thô WTI và Brent vẫn trên đà tăng mạnh khiến mức chiết khấu tiếp tục giảm sâu.
Một số chủ doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết từ kỳ điều hành đầu tháng 1 đến nay họ chỉ bán lỗ. Bởi mức chiết khấu đối với 2 mặt hàng xăng và dầu đều về mức 0%, thậm chí nhiều nơi chiết khấu mặt hàng dầu ở mức âm liên tục.
"Tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp xăng dầu không mấy khả quan vì đang phải gồng lỗ 1.000-2.000 đồng/lít khi giá nhập bằng giá bán lẻ, chiết khấu thấp, thậm chí âm lại phải bù thêm nhiều chi phí vận chuyển, mặt bằng, lương nhân viên...", lãnh đạo một công ty phân phối xăng dầu lớn tại TP.HCM nói với Zing.
|
Người dân ùn ùn đổ xăng trước ngày điều chỉnh giá. Ảnh: Hoàng Hà.
|
"Sốt ruột" giảm thuế phí xăng dầu, xử lý vi phạm
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất từ giữa tháng 1 xuống còn 55-60% và đây cũng là khởi nguồn cho sự khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong nước vừa qua.
Do đó, việc giao hàng cho thương nhân đầu mối đã ký kết hợp đồng trong tháng 2 bị giảm sút gần một nửa. Tháng 3, theo kế hoạch giao 680.000 m3 nhưng chỉ giao được 540.000 m3.
Ngay khi nhận thấy nguồn cung trong nước bất ổn, giá xăng dầu tăng liên tục trước xung đột leo thang tại Ukraine, Bộ Công Thương đã liên tục có các cuộc làm việc với các đơn vị kinh doanh xăng dầu đầu mối để thống nhất giải pháp điều hành. Đồng thời ra nhiều công văn, văn bản khẩn chỉ đạo tăng cường kiểm tra, rà soát các đầu mối, phân phối, cửa hàng bán lẻ xăng dầu...
Đặc biệt, để chủ động Bộ cũng yêu cầu 10 doanh nghiệp đầu mối tăng nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng, dầu trong quý II. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam có đủ lượng xăng dầu cung cấp cho thị trường đến hết tháng 3.
Với nhu cầu khoảng 1,8-2 triệu m3 xăng dầu các loại/tháng, nguồn cung hiện tại đủ cung ứng cho thị trường đến hết tháng 3.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Tuy nhiên, trước tình hình giá dầu thô thế giới tăng đột biến, vượt mức 100 USD/thùng và liên tục đạt đỉnh mới. Nhiều chuyên gia, cơ quan ban ngành đã đồng loạt đề xuất sử dụng các công cụ thuế, phí để kìm đà tăng xăng dầu.
Theo đó, ngày 22/2, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.
Đến ngày 10/3, trên cơ sở ý kiến đề xuất của Bộ Công Thương, ý kiến tham gia thống nhất của các bộ và chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Bộ Tài chính đã quyết định đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít.
Nếu nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, thì giá xăng từ ngày 1/4 sẽ được giảm 2.200 đồng/lít (gồm VAT) và giá dầu cũng sẽ được điều chỉnh 1.100 đồng/lít.
Theo Thanh Hương/Zing