Nhanh chóng mở rộng và cũng bất ngờ rút gọn khi các chỉ số tài chính ở mức quan ngại
Trong một khoảng thời gian không quá dài, Vingroup đã liên tục mở rộng hoạt động kinh doanh, từ bất động sản đến bán lẻ, thương mại điện tử, ví điện tử, sản xuất ô tô, điện thoại thông minh, tivi và hàng không,…
Hệ sinh thái của Vingroup ghi nhận 8 mảng kinh doanh trong đó chia làm ba trụ chính là công nghệ, công nghiệp và thương mại – dịch vụ.
|
Nguồn: Vingroup. |
Nhanh chóng mở rộng và cũng nhanh chóng tái cấu trúc để tin gọn lại, năm 2019 Vingroup đã dần tinh gọn cơ cấu trong trụ thương mại – dịch vụ bằng việc rút lui khỏi mảng bán lẻ.
Vingroup đã có những thay đổi chiến lược phát triển với định hướng tập trung vào công nghệ - công nghiệp, cụ thể là khởi tạo hai doanh nghiệp VinFast và VinSmart với khát vọng toàn cầu.
Chính thức vào đầu tháng 12, Vingroup quyết định bán 2 chuỗi bán lẻ lớn nhất của mình vào Công ty Hàng tiêu dùng Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Sau đó chưa đầy 2 tuần, Vingroup tiếp tục đưa ra thông báo trang thương mại điện tử Adayroi sẽ sáp nhập vào VinID, toàn bộ hệ thống siêu thị điện máy VinPro sẽ giải thể.
“Chúng tôi sẽ thực hiện chính sách ‘thắt lưng buộc bụng’, tái cấu trúc hoặc giải thể các Công ty con không thuộc ưu tiên cốt lõi để tập trung nguồn lực cho những dự án lớn, đủ sức đưa Vinroup trở thành một Tập đoàn có tầm vóc trên trường quốc tế” - Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết.
Sau khi sáp nhập, không biết số phận Adayroi và VinID sẽ đi về đâu?
Theo tài liệu từ Vingroup, Adayroi và VinID được phân loại thuộc nhóm thương mại - dịch vụ và dưới sự quản lý trực tiếp của One Mount Group.
Theo nhiều lời đồn đoán, One Mount Group, một công ty được thành lập bởi các tập đoàn lớn nhất Việt Nam bao gồm: Vingroup, Masan Group, và Techcombank.
Phải nói rằng, Vingroup, Masan Group, và Techcombank là 3 trụ cột làm ăn không thể tách rời của nhóm tỷ phú về từ Đông Âu gồm Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang và Hồ Tùng Anh.
Masan là đối tác đủ tin cậy, có thực lực, nhu cầu thực để tiếp quản và phát triển chuỗi siêu thị nên Vingroup đã chuyển giao VinCommerce (VinMart, VinMart+, VinEco).
Còn Techcombank của ông Hồ Tùng Anh - ngân hàng “ruột” của Vingroup - cũng đang trên hành trình trở thành ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử, có thể tiếp quản Adayroi và VinID từ Vingroup?
|
Trụ thương mại - dịch vụ của Vingroup trước khi rút khỏi mảng bán lẻ. |
Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó, ngày 14/1/2020, Vingroup lại tuyên bố rút khỏi mảng hàng không với thương hiệu Vinpear Air khi chưa kịp cất cánh.
Theo Vingroup, đây là bước đi nhất quán trong việc tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là Công nghệ và Công nghiệp của Vingroup.
Và quyết định này không ảnh hưởng đến mảng đào tạo phi công do Trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng Không VinAviation đảm nhiệm. Đồng thời, Vingroup khẳng định vẫn tiếp tục tham gia các dự án xây dựng, cải tạo hạ tầng hàng không trên cả nước.
Thông tin rút khỏi hàng không chỉ đưa ra 2 tuần sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương thành lập hãng hàng không Vinpearl Air với tổng vốn đầu tư 4.700 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1.300 tỷ đồng, chiếm 28%.
Theo tờ trình, dự án vận tải hàng không Vinpearl Air có quy mô 6 tàu bay trong năm đầu tiên, trung bình mỗi năm đưa vào khai thác thêm 6 tàu bay, đạt 30 tàu vào năm 2024. Dự kiến Vinpearl Air chính thức đưa vào vận hành, khai thác bay thương mại trong tháng 7.
Như vậy, vận tải hàng không là lĩnh vực tiếp theo mà Vingroup thông báo thu hẹp hoạt động.
Y tế, giáo dục hay bất động sản sẽ bị khai trừ khỏi hệ sinh thái Vingroup?
Sau khi rút khỏi mảng bán lẻ và hàng không, trụ thương mại – dịch vụ của Tập đoàn còn lại 3 mảng là bất động sản, y tế và giáo dục. Với chiến lược “thắt lưng buộc bụng”, không biết vị tỷ phú phạm Nhật Vượng sẽ có chiến lược gì mới, có tinh gọn hơn bộ máy mà chuyển giao mảng nào đấy?
Đầu tiên hãy thử phân tích với lĩnh vực phi lợi nhuận của Tập đoàn là y tế và giáo dục. So với mảng bán lẻ, 2 mảng trên có tuổi đời nhỉnh hơn đôi chút.
Năm 2012, mảng y tế chính thức ra đời khi Vingroup ra mắt thương hiệu Vinmec và đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Đến năm 2013, Tập đoàn gia nhập lĩnh vực giáo dục với thương hiệu Vinschool. Hiện nay, Vinschool có hệ thống các cơ sở từ mầm non đến trung học, bên cạnh đó Tập đoàn mới xây dựng và đưa vào trường đại học VinUni.
Hoạt động chừng chưa đầy 3 năm, đến năm 2016, Vingroup chính thức công bố chuyển đổi các lĩnh vực y tế và giáo dục sang mô hình doanh nghiệp xã hội.
Trong một bài chia sẻ với báo chí về vấn đề Tập đoàn sao không rút khỏi mảng y tế cùng giáo dục thay vì bán lẻ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết: “Y tế và giáo dục là lĩnh vực hoạt động phi lợi nhuận. Đó là lựa chọn chủ động của chúng tôi và sẽ tiếp tục theo đuổi”.
Với sự khẳng định chắc nịch từ vị lãnh đạo của Vingroup, trong tương lai gần Tập đoàn vẫn chưa có ý buông đi mảng y tế và giáo dục.
|
Vingroup sẽ đi nước cờ nào tiếp theo? |
Còn với bất động sản, Tập đoàn có 3 công ty Vinhomes, Vincom Retail và Vinpearl. Trong nhiều năm, doanh thu từ mảng bất động sản đóng góp hơn phân nửa trong tổng doanh thu của Vingroup.
Như trong 9 tháng 2019, doanh thu của Vingroup ghi nhận gần 92.600 tỷ đồng, xấp xỉ 4 tỷ USD. Trong đó, mảng bất động sản đóng góp 49.500 tỷ đồng, chiếm hơn 53% cơ cấu doanh thu.
Riêng quý 3/2019, doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt xấp xỉ 15.300 tỷ đồng, tăng 1.900 tỷ đồng tương đương với tăng 14% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ các dự án lớn như Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Skylake, Vinhomes Green Bay, Vinhomes Smart City, Vinhomes Star City Thanh Hóa và các căn nhà phố thương mại của Vincom Retail.
Ngoài Vinhomes và Vincom Retail, doanh thu từ Vinpearl (hoạt động du lịch và vui chơi giải trí) trong kỳ đạt 2.600 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước. Vinpearl đã có bước nhảy vọt về tăng trưởng số đêm phòng bán (tăng 165%).
Cả 3 công ty Vinhomes, Vincom Retail và Vinpearl đều đang kinh doanh khá thuận lợi và mang về nguồn thu không hề nhỏ trong tổng doanh thu. Theo dự đoán, mảng bất động sản của Vingroup tiếp tục nguồn thu chính, là "gà đẻ trứng vàng".
Do vậy, mảng bất động sản có thể được tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động để làm chỗ dựa tài chính cho công nghiệp – công nghệ trong quá trình nghiên cứu và phát triển.
Như phân tích sơ có thể thấy cả 3 mảng còn lại trong trụ Thương mại – Dịch vụ đều được Vingroup muốn giữ lại. Do đó, không biết trong thời gian tới Vingroup sẽ đi nước cờ gì để làm hoang mang dư luận tiếp theo?
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc năm 2019, cổ phiếu VIC tăng 21% giá trị, tương ứng tăng 19.700 đồng/cp, từ mức 95.300 đồng/cổ phiếu (mở đầu phiên 2/1/2019) lên mức 115.000 đồng/cổ phiếu (kết phiên 31/12/2019).
Hiện tại, cổ phiếu VIC của Vingroup cũng chỉ đang giao dịch quanh mức 115.000 đồng/cp. Vốn hóa Vingroup đạt 338.059 tỷ đồng, tiếp tục nằm trong top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu Vingroup vẫn thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Trong năm 2019, SK Group (Hàn Quốc) đã chi 1 tỷ USD mua cổ phần Vingroup. Ngoài ra, các cổ phiếu VIC còn được các quỹ ngoại như Dragon Capital, Tundra hay các nhóm quỹ ETFs tăng mạnh tỷ trọng trong danh mục.
|
Anh Nhi