Rất nhiều người vẫn thường tiện tay bỏ luôn đồ ăn vào ấm siêu tốc để nấu ăn. Ấm siêu tốc được tạo ra để đun nước chứ không có tác dụng nấu ăn như luộc trứng, nấu canh hay đun sữa...
Rõ ràng khi ấm đun siêu tốc hoạt động, thì nắp của ấm cần được đóng lại. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người dùng đãng trí, quên không đóng kín nắp ấm, hoặc ấm đã cũ, khiến phần lẫy của nắp khi đóng lại không còn khít.
Khi đó, việc đun nước không chỉ tốn điện, mất nhiều thời gian hơn để làm sôi nước, mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố cháy/chập. Cụ thể, một số ấm đun nước sẽ không tự ngắt khi nước sôi, trừ khi nắp ấm đã đóng kín, và sẽ tiếp tục đun tới khi cạn nước. Lúc này, nguy cơ cháy hỏng ấm là rất cao.
Cho lượng nước quá ít hoặc quá nhiều
Có thể do nhu cầu muốn đun được nhiều nước hơn cho mỗi lần đun, nên nhiều người đã vô tình đổ nước quá mức quy định. Thói quen này khiến nước khi sôi dễ bị trào ra bên ngoài, lâu ngày thấm vào các vi mạch điện tử của ấm, dẫn tới giảm độ bền.
Trong trường hợp xấu, nước tràn ra có thể dẫn tới chập cháy, rất nguy hiểm. Do đó chỉ nên đun nước ở ngưỡng quy định của ấm, hoặc ước chừng khoảng 3/4 chiều cao thân ấm.
Không rút điện ra khỏi phích khi không sử dụng
Thói quen tốt, nhưng lại dễ bị bỏ quên này cần được đặc biệt lưu ý, vì nhiều trường hợp ghi nhận ấm siêu tốc do công tắc hoạt động lâu ngày gặp vấn đề, nên tự động chạy ngoài ý muốn của người dùng, hoặc có vật gì đó đè lên, đặc biệt là các dòng có phần gạt ở dưới quai cầm.
Đun nước liên tục
Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu bởi ấm đang nóng sẵn.
Thực tế, dù bạn có đun nước bao nhiêu lần đi chăng nữa thì bình siêu tốc vẫn sử dụng bấy nhiêu điện năng để đun sôi nước, không có khả năng giảm điện năng tiêu thụ.
Hơn nữa, việc đun liên tục như vậy có thể khiến mâm nhiệt của bình vượt quá công suất cho phép nên dễ gây cháy, nổ và hỏng bình.
Đổ cạn nước trong ấm sau khi sôi
Sau khi nước sôi, hầu như mọi người đều có thói quen đổ hết nước trong ấm ra. Việc làm này cần được bỏ ngay lập tức bởi khi ấm nước sôi, mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt dù công tắc điện đã tắt. Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng.
Vì vậy, nên để khoảng 20 ml nước trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.
Đun ấm trong phòng có điều hòa, quạt
Một trong những sai lầm mà người dùng ấm siêu tốc hay gặp phải đó chính là đun ấm trong phòng có điều hòa. Ít ai biết rằng, việc này có thể làm tổn thất lượng nhiệt của cả ấm đun siêu tốc và máy điều hòa.
Cũng giống như sử dụng ấm siêu tốc đun nước trong phòng điều hòa, ấm siêu tốc đun nước khi để trước các luồng gió của quạt cũng sẽ khiến gia đình bạn tiêu tốn nhiều năng lượng điện hơn. Lúc này, không chỉ ấm siêu tốc bị tổn thất lượng nhiệt mà quạt cũng bị tổn thất nhiệt.
>>> Xem thêm video: Bí quyết nấu nước dùng ngọt thơm từ thực phẩm