Theo thông tin trên Kinh tế & Tiêu dùng, Vietnambiz, thống kê từ báo cáo tài chính kiểm toán của 23 ngân hàng đã công bố (không có Agribank) cho thấy, tính đến cuối năm 2018, tổng lượng trái phiếu đặc biệt VAMC của các ngân hàng vẫn duy trì ở mức cao.
Theo đó, Sacombank là ngân hàng có lượng nợ xấu ở VAMC nhiều nhất với 40.233 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là SCB với dư nợ hơn 26.600 tỷ đồng.
Số nợ xấu của ngân hàng SHB tại VAMC là 7.501,2 tỷ đồng, giảm 7,6% so với mức 8.118,8 tỷ đồng năm 2017.
Năm 2018, Ngân hàng Eximbank dư nợ hơn 5.400 tỷ đồng tại VAMC; SeABank (3.539 tỷ đồng), VPBank (3.161 tỷ đồng), ABBank (2.386 tỷ đồng), BaoVietBank (1.664 tỷ đồng)...
|
Sacombank có lượng nợ xấu ở VAMC nhiều nhất với 40.233 tỷ đồng. Ảnh: Sacombank. |
Các ngân hàng ở phía dưới Top 10 đều có số dư trái phiếu VAMC dưới 1.500 tỷ đồng như LienVietPostBank, SaigonBank, VietBank, ACB...
Mời độc giả xem video: Ngân hàng lớn tăng phí rút tiền ATM. Nguồn: VTC14.
Về vấn đề nợ xấu của các ngân hàng, mới đây, Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành Đề cương kiểm toán chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu. Theo đó, cơ quan kiểm toán sẽ đánh giá việc phê duyệt phương án xử lý nợ xấu; thanh tra, giám sát việc thu hồi nợ xấu tại các ngân hàng. Những ngân hàng thương mại cổ phần nằm trong diện kiểm toán lần này bao gồm CB Bank, GP Bank, Eximbank, ACB, ABB, SeaBank, SHB, Sacombank, VPBank, VietCapitalBank, Nam A Bank, OCB, VIB, Viet A Bank, VietBank....
Thông qua kiểm toán một số hồ sơ cụ thể, Kiểm toán Nhà nước sẽ làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu tại các nhà băng này.
Riêng VAMC, Kiểm toán Nhà nước sẽ đánh giá thêm việc mua bán, xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo được mua lại từ các
ngân hàng.
Hoàng Minh (tổng hợp)