Rừng cam 100 tỷ vàng rực, nông dân “găm hàng” chờ bán Tết

Google News

Những vườn cam trĩu quả chín đỏ cây ở xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vào dịp thu hoạch nhưng các chủ vườn tại đây không vội bán mà “găm hàng” chờ đến sát ngày Tết Nguyên đán để có giá cao hơn.

Trồng cam từ lâu đã trở thành nghề truyền thống của người nông dân Hà Tĩnh, là thứ quả thu hút người mua vào các dịp lễ, Tết. Ở Hà Tĩnh, cam được trồng chủ yếu tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Can Lộc,... với hàng trăm hecta đem lại thu nhập cao.
Rung cam 100 ty vang ruc, nong dan “gam hang” cho ban Tet
Những vườn cam trĩu quả đang vào mùa thu hoạch ở Thượng Lộc. 
Nếu như những năm trước, thời điểm này cam đang vào cuối vụ thì năm nay hầu hết những vườn cam Thượng Lộc ở vùng Trà Sơn, huyện Can Lộc chỉ mới thu hoạch được khoảng 50%. Hằng ngày, người trồng cam vẫn tỉ mẩn chăm sóc những gốc cam đã chín đỏ để chờ đến dịp Tết Nguyên đán bán với giá cao hơn.
Rung cam 100 ty vang ruc, nong dan “gam hang” cho ban Tet-Hinh-2
 
Ông Nguyễn Viết Chuân, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết, cam được trồng chủ yếu ở các thôn Anh Hùng, Sơn Bình, Nam Phong, Đông Phong… với nhiều loại như cam bù, cam chanh, cam giòn.
Có mặt tại “thủ phủ” cam Thượng Lộc, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng trước những vườn cam trù phú, trĩu quả.
Vườn cam chúng tôi đặt chân đến đầu tiên là của gia đình chị Phan Thị Hiền, (47 tuổi, trú thôn Anh Hùng). Sau nhiều năm mở rộng diện tích, đến nay gia đình chị đã có vườn cam rộng gần 4 ha, có 1.250 gốc, trong đó hơn 320 gốc đang cho thu hoạch, đạt doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm.
Rung cam 100 ty vang ruc, nong dan “gam hang” cho ban Tet-Hinh-3
 
Toàn xã Thượng Lộc có tới 600 hộ trồng cam, trên diện tích 230 hecta, trong đó đã có có hơn 150 hecta đã cho thu hoạch. Theo ông Chuân, ước tính sản lượng cam của xã Thượng Lộc sẽ đạt gần 2.200 tấn, cho giá trị kinh tế ước đạt gần 100 tỷ đồng.
Thời điểm này những năm trước, vườn cam của chị đã thu hoạch gần hết thế nhưng năm nay chỉ mới thu hoạch gần 50% . “Bình thường giá cam giao động từ 30.000 – 35.000 đồng/kg cam chanh, 40.000 - 50.000/kg cam giòn. Năm ngoái tôi có để lại được một ít bán Tết với giá 65.000- 70.000 đồng/kg cam chanh, 75.000 – 85.000 đồng/kg cam giòn. Năm nay tôi dự tính để lại hơn 3 tấn chờ Tết Nguyên đán mới bán với hi vọng giá sẽ cao hơn hoặc đạt mức giá như năm ngoái”.
Rung cam 100 ty vang ruc, nong dan “gam hang” cho ban Tet-Hinh-4
Để có những cây cam đạt tiêu chuẩn, người nông dân dùng "bẫy" sâu bệnh đặc biệt. 
Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Trạch (thôn Anh Hùng) có tới 3ha diện tích trồng cam. Năm nay, anh Trạch có hơn 1.000 gốc cam đang cho thu hoạch với khoảng trên 40 tấn. Hiện tại, anh đã bán khoảng 20 tấn còn hơn 20 tấn, trong đó có 10 tấn cam giòn đã chín nhưng anh quyết định “găm hàng” chờ Tết.
Rung cam 100 ty vang ruc, nong dan “gam hang” cho ban Tet-Hinh-5
Chị Phan Thị Hiền, (47 tuổi, trú thôn Anh Hùng), chủ nhân của vườn cam được được đánh giá có năng suất và chất lượng nhất vùng. 

Rung cam 100 ty vang ruc, nong dan “gam hang” cho ban Tet-Hinh-6
Những vườn cam chín mọng, thu hút nhiều du khách ngày giáp Tết. 

Rung cam 100 ty vang ruc, nong dan “gam hang” cho ban Tet-Hinh-7
Đến thời điểm hiện tại, các chủ vườn bán cam khá dè dặt, đang "ém hàng" để chờ bán Tết.


​Theo Quỳnh Nga/Dân Việt