Cụ thể, các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm, quảng cáo gây hiều nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh bị cảnh báo gồm:
TPBVSK Nutricare Blood Sugar được quảng cáo tại các website/đường link: https://trungsoncare.com/products/vien-uong-nutricare-blood-sugar-ho-tro-cai-thien-chi-so-duong-huyet; https://thuocthat.com/san-pham/nutricare-blood-sugar-hop-30-vien/.
TPBVSK Stole Naga do Công ty CP phát triển Long Vương (địa chỉ trụ sở chính tại số 230, tổ 5, cụm Bồ Đề, phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Sản phẩm này được quảng cáo tại website/đường link: https://shopee.vn/Sá»i-tháºn-sá»i-máºt-Stole-Naga-há»-trợ-giảm-nhanh-kÃch-thÆ°á»c-và -sá»-lượng-sá»i-i.325612525.6261068804.
TPBVSK Pico Collagen Premium được quảng cáo tại đường link: https://www.hangngoainhap.com.vn/3370-vien-uong-pico-collagen-premium-ribeto-75-vien-nhat-gia-tot.html. Ngoài nội dung vi phạm trên, TPBVSK Pico Collagen Premium còn vi phạm khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.
|
Hai TPBVSK vi phạm quảng cáo, gây hiều nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh bị cảnh báo (từ trái qua) gồm: Nutricare Blood Sugar và Stole Naga (ảnh: Cục An toàn thực phẩm). |
Ngoài ra, TPBVSK Nordisk Lys Hud được quảng cáo tại các đường link: https://khoedepshop.vn/my-pham-lam-dep/my-pham-lam-trang-da/vien-uong-lam-trang-da-nordisk-lys-hud-1.html;
https://shopee.vn/Viên-Uá»ng-Phục-Há»i-Vẻ-Trắng-Sáng-Của-Là n-Da-Nordisk-LysHud-Há»p-68-Viên--Nháºp-Khẩu-Nauy-i.27062157.5609641513;
https://tiki.vn/vien-uong-trang-da-va-nuoi-duong-lan-da-nordisk-lys-hud-p33743797.html;
https://beecost.vn/vien-uong-phuc-hoi-ve-trang-sang-cua-lan-da-nordisk-lyshud-hop-68-vien-nhap-khau-nauy-p.1__5609641513__27062157
Mặt khác, tại đường link: https://ngaymoi24h.vn/ra-mat-thi-truong-viet-nam-5-dong-san-pham-tu-pharmatech.html có quảng cáo 2 sản phẩm TPBVSK Nordisk Lys Hud và Vakker/Ren Hud khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, nội dung quảng cáo không phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Trước những vi phạm trên, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật tại các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Theo Khoản 3, Điều 3 của Thông tư 08/2013/TT – BYT hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm, đó là “Quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh”.
Theo Khoản 4, Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo cũng nêu rõ: Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Theo Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 15 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo thì hành vi vi phạm "Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh" sẽ bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 3 - 5 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 - 24 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 2 lần trở lên trong thời hạn 6 tháng.
Liên Hà Thái