Tháng 3 hàng năm là thời điểm bạn có thể vào rừng để săn lùng măng sậy - một thứ đặc sản tự nhiên rất được yêu thích trên thị trường.
Măng sậy là cây con của cây sậy, chưa ra lá, cao khoảng 10cm và nhô lên khỏi mặt đất như măng tre. So với các loại măng khác, giá trị dinh dưỡng của măng sậy không hề thua kém.
|
“Lộc trời” này vừa có thể ăn, vừa có thể dùng làm thuốc... |
Theo y học dân gian, sậy có tính hàn, vị đắng ngọt. Măng sậy sau khi nấu chín sẽ có hương thơm nồng nàn, ăn giòn, vị nhân nhẩn đắng nhưng hậu vị ngọt, mang lại trải nghiệm vị giác hấp dẫn và thú vị. Măng sậy có thể dùng để chế biến thành các món xào, om, luộc hoặc muối chua.
Đặc sản này chứa nhiều loại vitamin, axit amin và các chất dinh dưỡng khác. Nó có tác dụng giải độc, loại bỏ chất béo, làm sạch dạ dày và ruột, vì vậy còn được ứng dụng nhiều trong Đông y.
|
Người dân phát tài nhờ hái loại “cỏ hoang” này. |
Ngoài măng sậy, toàn bộ cây sậy đều có ích. Thân, rễ và măng của sậy đều có thể dùng để trị bệnh. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ sậy để trị bệnh đau răng, bí tiểu, trị mụn nhọt; dùng măng sậy để chữa phế nhiệt, thổ huyết, đau răng, váng đầu. Còn ở Ấn Độ, nước sắc từ rễ sậy có công dụng lợi tiểu.
Ở Việt Nam, măng sậy tươi có giá khoảng 60.000 - 80.000đ/kg. Ở Trung Quốc, do măng sậy chỉ thu hoạch được theo mùa nên có giá khá cao, khoảng 60 NDT/kg, tương đương 198.000đ/kg, là một trong những loại cây dại mang lại “mỏ vàng” cho nhiều người dân nông thôn ở nước này.
Theo Người đưa tin