Nuôi ếch chung với một loại cá đặc sản, nông dân Hậu Giang trúng đậm

Google News

Anh Cao Hiếu Kỳ ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nuôi kết hợp ếch thịt và cá sặc rằn trên diện tích mặt nước 0,1 ha,

Đây là mô hình nuôi thủy sản kết hợp giữa ếch và cá sặc rằn có hiệu quả kinh tế rất cao, tăng thu nhập cho hộ nông dân và góp phần xây dựng nông thôn mới ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Mỗi năm, anh Kỳ nuôi 10 vèo ếch, mỗi vèo 24 m2 anh thả nuôi 5.000 con ếch giống. Với các tính toán khoa học, anh Kỳ thả ếch giống từng đợt kiểu gối vụ.

Vì thả ếch giống kiểu gối vụ từng đợt nên anh Kỳ có ếch thịt bán quanh năm, trung bình 2,5 tháng sẽ thu hoạch ếch thịt một lần.

Anh Cao Hiếu Kỳ ký hợp đồng bán ếch thịt cho Hợp tác xã Kỳ Như với giá 42.000 đồng/kg. Ngoài ao anh thả 50 kg cá sặc rằn để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa từ đàn ếch và lọc sạch môi trường nước.

Năm vừa qua, anh Hiếu Kỳ thu hoạch được 4 tấn ếch thịt và 0,5 tấn cá sặc rằn. Anh bán ếch, bán cá sặc rằn mang lại tổng doanh thu 189.000.000 đồng.

Nuoi ech chung voi mot loai ca dac san, nong dan Hau Giang trung dam

Mô hình nuôi thủy sản kết hợp kiểu trên làm vèo nuôi ếch thịt, dưới thả cá đặc sản-cá sặc rằn của hộ anh Kỳ, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho doanh thu cao, lợi nhuận tốt.

Sau khi rừ chi phí 120.000.000 đồng, anh Kỳ còn lợi nhuận 69.000.000 đồng từ mô hình nuôi thủy sản kết hợp-trên nuôi ếch thịt, dưới nuôi cá sặc rằn.

Anh Kỳ chia sẻ về cách nuôi thủy sản kết hợp, ếch rất dễ nuôi, ít bệnh, lớn nhanh, mang hiệu quả kinh tế cao.

Để nuôi cá đặc sản sặc rằn được thành công, trước khi nuôi phải cải tạo ao thật kỹ, diệt sạch cua và cá tạp, thả nuôi với mật độ vừa phải.

Người nuôi cá sặc rằn cần chọn cá giống đồng cỡ, không bệnh tật và cá đã ăn được tập ăn thức ăn công nghiệp.

Nuôi ghép thêm cá sặc rằn dưới vèo nuôi ếch là để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa của đàn ếch và lọc sạch môi trường nước.

Vì có hợp đồng bao tiêu ếch thịt với Hợp tác xã Kỳ Như khâu đầu vào đầu ra nên giá ếch bán ra thường là ổn định.

Ngoài những kinh nghiệm nuôi thủy sản kết hợp của bản thân, anh Kỳ còn tham gia các buổi tham quan và tập huấn để nắm bắt kỹ thuật mới về nuôi thủy sản.

Anh Kỳ cũng luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm nuôi thủy sản kết hợp, nuôi xen ghép thủy sản cho những hộ khác và đóng góp nhiều cho địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới của xã xã Thạnh Hòa, (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).

Theo Bùi Văn Học/ Dân việt