Điển hình như câu ví von thay cho lời muốn nói của ông Trần Bắc Hà khi thể hiện nguyện vọng của các doanh nghiệp trong nước vào 29/4/2016 là: "Chính phủ điều hành nền kinh tế như một dàn nhạc giao hưởng, ở đó, Thủ tướng là nhạc trưởng, các bộ, ngành là nhạc công và các doanh nghiệp là ca sĩ để chúng ta cùng tạo nên một bản nhạc kinh tế thật hay".
Ngoài ra, ông Hà cũng từng có một phát biểu gây tranh cãi dư luận khi cho rằng lãnh đạo nhiều tập đoàn, tổng công ty hiện rất "khó sống" với mức lương tối đa được quy định là 36 triệu đồng một tháng. Ông nói: "Không sống được cũng phải cố sống bởi dẫu sao cũng cao hơn lương của công chức nhà nước".
Còn khi rời nhiệm sở ông Trần Bắc Hà cho hay: "Đến tuổi thì tôi nghỉ hưu thôi chức có gì đâu".
|
Ông Trần Bắc Hà. Ảnh: Zing. |
Đại án nghìn tỷ: Ông Trần Bắc Hà khai gì? - VTC1
Trước đó, vào đầu năm 2013, thị trường chứng khoán rúng động trước tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Trả lời về vấn đề này, ông Hà cho biết: "Những kẻ tung tin đồn có thể kiếm dược từ 500 - 700 tỷ đồng sau những biến động dữ ội trên thị trường tài chính".
Cũng trong năm 2013, tại Hội nghị toàn ngành ngân hàng (18/12/2013) ông Hà nhận định, về dư luận, do có một số cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan, thậm chí sai lệch nên thời gian qua ngành ngân hàng đã gánh chịu nhiều nhiều búa rìu của dư luận.
Ông đặt câu hỏi: "Phải chăng vì ngân hàng là huyết mạch nên mọi bệnh tật của nền kinh tế đều đổ cho ngân hàng thì hợp lý hơn? Buồn, tâm lý, tâm trạng của những người làm ngân hàng từng hoang mang, lo sợ, thậm chí uất ức".
Hay khi nhận định về thị trường bất động sản trong nước đang trong thời kỳ đóng băng tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng hồi cuối năm 2012, cựu Chủ tịch HĐQT Trần Bắc Hà từng nói: "Bệnh của thị trường bất động sản hiện nay nặng lắm rồi, nếu để nó chết lâm sàng thì làm sao có thể cứu nổi".
Trước việc Bộ Tài chính đòi chia cổ tức bằng tiền mặt, cựu Chủ tịch Trần Bắc Hà khẳng định sẵn sàng trả lại cho ngân sách nếu có ý kiến cuối cùng của cấp chủ sở hữu Nhà nước và Chính phủ.
"Nếu ngân sách vẫn quyết đòi cổ tức trong bối cảnh các ngân hàng đang rất cần nguồn lực để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính thì chẳng khác nào "vắt chanh cho kiệt"", ông Trân Bắc Hà chia sẻ.
Tương tự, ở khối nợ lên đến 27.099 tỷ đồng của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thì có đến gần 1 nửa là do vay BIDV, thay vì "lo sốt vó" tìm mọi cách để lấy lại số nợ này, trong một phát biểu, ông Trần Bắc Hà lại tỏ ra khá lạc quan. Ông nói: "HAGL quan hệ với BIDV 20 năm nay, vay trả sòng phẳng nhưng do tình hình thị trường nên có chậm. Khi họ khó khưn, cả 10 ngân hàng cho vay đều thấy cần trách nhiệm đồng hành hỗ trợ".
Hồng Liên (Tổng hợp)