Các thương hiệu xa xỉ tiên phong hoạt động trên mạng xã hội TikTok có thể kể đến là Gucci và Dior. Từ năm 2020, hai nhãn hiệu này đã sản xuất và đăng tải các video ngắn nhưng chưa gây được nhiều ấn tượng. Thậm chí, Chanel cũng gia nhập đường đua TikTok từ năm 2021 nhưng màn ra mắt của họ cũng không gây được tiếng vang như mong đợi. Cho đến khi Prada thành công đẩy trend “bucket hat” từ TikTok thì thị trường hàng xa xỉ trên nền tảng này mới bắt đầu rộn ràng hơn.
|
Gucci, Dior và Chanel đã lấn sân TikTok từ sớm, nhưng đến năm nay Prada mới là thương hiệu có được chút thành công trên nền tảng này với trend bucket hat.
|
Các thương hiệu cao cấp hiểu rằng tầm phủ sóng và mức độ lan truyền mạnh là những tính chất ưu việt của TikTok mà họ không thể bỏ qua. Trong các chiến dịch truyền thông từ năm 2023 trở đi, các nhà marketing đặt sự quan tâm và ưu tiên tìm chỗ đứng của thương hiệu trên nền tảng nổi tiếng này.
|
Các thương hiệu cao cấp đều hiểu rõ tầm phủ sóng không thể chối cãi của TikTok.
|
Chiến lược dễ thực hiện nhất và trong tầm tay vẫn là hợp tác với người có ảnh hưởng (KOL) và những người nổi tiếng (celeb). Họ là yếu tố đem đến gần 70% giá trị tác động truyền thông đối với các thương hiệu hàng đầu. Ví dụ như Louis Vuitton thành công đạt được mức độ thảo luận đứng đầu bảng xếp hạng, với video hậu trường có sự góp mặt của j-hope (thành viên nhóm BTS).
|
j-hope (nhóm BTS) nhận lời hợp tác truyền thông trên TikTok với Louis Vuitton và mang lại cho thương hiệu này nhiều kết quả tích cực.
|
Các idol K-Pop, nghệ sĩ xứ Hàn là những gương mặt giúp các show diễn lớn của Dior, Gucci, Chanel… tăng lượt xem trên TikTok. Hầu hết các chiến dịch có sự góp mặt của dàn sao xứ kim chi trên danh nghĩa là Đại sứ thương hiệu hay khách mời ở hàng ghế đầu đều viral rất mạnh. Mặc dù vậy, những bước tiếp theo cần vẫn phải linh hoạt để ứng phó với nhu cầu xem của người dùng, làm sao để thu hút được họ mà không làm giảm giá trị thương hiệu vì truyền thông.
|
Hầu hết các chiến dịch có sự góp mặt của các idol K-Pop trên danh nghĩa là Đại sứ thương hiệu hay khách mời ở hàng ghế đầu đều viral rất mạnh.
|
Mặt lợi của việc lấn sân TikTok chính là giảm chi phí sản xuất, vì các video ngắn dễ thực hiện hơn và mất ít công sức/nhân công hơn. Mặt bất lợi mà các thương hiệu phải đối mặt trong tương lai chính là mức độ gần gũi với công chúng tỉ lệ nghịch với độ long lanh, khó với, thuộc về giá trị cốt lõi của thương hiệu xa xỉ.
|
Các thương hiệu lớn gặp không ít khó khăn khi lấn sang những sân chơi không quen thuộc.
|
Bài toán đặt ra cho các lãnh đạo nhãn hàng xa xỉ chính là làm sao để cân bằng hai việc này. Rõ ràng các thương hiệu lớn đang gặp không ít khó khăn khi lấn sang những sân chơi không quen thuộc. Nhưng trong tương lai, hi vọng ngành thời trang sẽ có nhiều sáng tạo để phủ sóng mạnh hơn trên TikTok, như những gì họ đã từng làm được trong suốt chặng đường lịch sử của ngành.
Theo Ái Phương/Hoa học trò