Cá vồ chó khác với các loài cá vồ sông, cá vồ đém sống ở vùng nước ngọt. Cá vồ chó gần giống với cá ngát, cá út nhưng da mỏng hơn. Đặc biệt loài cá này rất tinh khôn, ngư dân khó bắt hơn các loài cá khác.
Thông thường, cá vồ chó đi kiếm ăn theo đàn dọc ở các cửa sông thông ra biển. Người dân Cà Mau đánh bắt loài này theo cách thả câu hoặc giăng lưới. Do đặc tính tinh khôn của cá vồ chó nên để đánh bắt được, người dân thường phải đi theo nhóm để giăng lưới.
Theo đó, lưới dài từ 1.000m trở lên, được bủa ngang dọc khắp con sông. Sau đó, người dân sẽ dùng cây đập mạnh để cá thấy động chạy vô lưới.
Lưới cá vồ chó là lưới ba màng lỗ thưa từ 7 phân trở lên. Cá đánh được cũng có trọng lượng từ 300g đến hơn 1kg. Mỗi ngày, một phương tiện đánh lưới cá vồ chó có thể thu được từ 20 đến 30kg.
Người săn cá vồ chó phải di chuyển đoạn đường 70 – 80km, nhưng bù lại thu nhập khá cao.
Trung bình mỗi ngày người đánh lưới cá vồ chó có thu nhập từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng.
Do đặc tính sống ở ven sông, cửa biển nên mỗi ngày người giăng lưới phải di chuyển quãng đường dài để đến được các nơi có cá.
Cá vồ chó được thương lái thu mua với giá từ 30 – 40.000 đồng/kg. Ngư dân có thể bán lẻ cá với giá từ 60 – 80.000 đồng/kg.
Cá vồ chó khác với các loài cá vồ sông, cá vồ đém sống ở vùng nước ngọt.
Anh Phạm Văn Phú (ngụ ấp Đồng Tâm, thị trấn Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cho biết, để bắt cá anh phải đi từ sáng sớm tới xế chiều mới về. Nhiều ngày anh phải di chuyển đoạn đường 70 – 80km, nhưng bù lại thu nhập khá cao. Trung bình mỗi ngày người đánh lưới cá vồ chó có thu nhập từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Cá vồ chó thường được chế biến thành món lẩu chua cơm mẻ hoặc kho tương.
Do là loại cá da trơn, thịt mềm ngọt, thơm, ít tanh nên cá vồ chó thường được chế biến thành món lẩu chua cơm mẻ hoặc kho tương. Cơm mẻ có thể khử được mùi tanh của cá, mang lại hương vị thơm ngon và hấp dẫn hơn. Đây là món ăn đặc sản của người dân Cà Mau mà ai một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi, khó quên.
Theo Tân Lộc/ Tiền Phong