Gần đây, giá mít Thái giảm mạnh nên có không ít bà nội trợ rủ nhau mua về cho gia đình thưởng thức.
Từ lâu, mít và các bộ phận của cây mít được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, múi mít chín có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt.
Ngoài ra, các bộ phận khác như lá mít, hạt mít đều có công dụng chữa bệnh. Lá mít được dùng làm nước uống để lợi sữa cho sản phụ sau sinh và làm lành các vết thương hở. Còn hạt mít có giá trị dinh dưỡng tốt không kém các loại lương thực (trong 100g hạt mít khô có 70% tinh bột, 5,2g protid, 0,62g lipit) nên được nhân dân ta luộc, hấp cơm hoặc nướng ăn rất phổ biến.
Dấu hiệu mít chín cây, không ngậm hóa chất:
1. Vỏ ngả vàng
Theo một người nông dân trồng mít lâu năm trả lời trên tờ Sohu, quả mít chín cây tự nhiên thường có màu ngả vàng, nếu mít có vỏ hoàn toàn xanh nghĩa là chúng vẫn còn non, hoặc bị tiêm kích chín. Những quả mít vỏ còn xanh ăn sẽ không đủ độ ngọt, thậm chí còn hơi chát.
Đồng thời, có chứa hàm lượng lớn vitamin B có tác dụng dưỡng tóc, bổ sung độ ẩm cho tế bào da, chống mất nước, khô da.
2. Gai mít mềm
Một đặc điểm vô cùng khác biệt mà mít bị tiêm thuốc kích chín không bao giờ có đó là mùi thơm. Mít chín tự nhiên thường có mùi thơm nồng, da hơi nứt một chút. Hơn nữa ở chỗ nứt nhìn vào múi thấy múi vừa to vừa vàng, đó là biểu hiện một quả mít ngon nên mua ngay để hấp thụ dinh dưỡng tuyệt vời từ chúng.
Mít chín tự nhiên, không bị tiêm thuốc kích chín có chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc giúp lưu thông máu trong cơ thể. Đối với những người ăn kiêng thì mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.
Những người không nên ăn mít
Người bị gan nhiễm mỡ
Theo nghiên cứu, mít giàu dưỡng chất, và nhiều vitamin, tuy nhiên loại quả này chứa nhiều đường và không tốt cho gan, vì thế lời khuyên cho những người bị gan nhiễm mỡ là không nên ăn mít thường xuyên, thậm chí nên nói không với mít.
Các bệnh mãn tính
Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi. Khi ăn mít, xoài cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn”.
Bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng chất đường". Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Bệnh suy thận mạn
Bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào. Người bị suy nhược, sức khỏe yếu Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.
Cách ăn mít có lợi cho sức khỏe
- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…
- Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).
- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.
- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).
- Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.
Theo Vũ Ngọc/ Khoevadep