Mobile Banking có còn là sự phiền phức đối với người già?

Google News

(Kiến Thức) - Khi nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng số ngày càng cao, các ứng dụng ngân hàng sẽ ngày càng phải thân thiện, dễ sử dụng, ngay cả với những người thuộc thế hệ “cũ” hoặc thế hệ trẻ nhưng lại thuộc diện… “low tech”.

Mobile Banking co con la su phien phuc doi voi nguoi gia?
 
56 tuổi, sống ở Hà Nam, bà Phương Thúy có cậu con trai đang học năm thứ hai đại học trên Hà Nội. Trước cứ tháng đôi lần cậu chàng đáp xe về nhà phần để thăm mẹ cha, phần để nhận “tiền tài trợ” cho khoản chi tiêu hàng tháng.
Đôi tháng, cậu con trai trai bận ôn thi không về được, bà lại cặm cụi ra ngân hàng nhờ gửi tiền cho con. Ai cũng bảo, ngân hàng điện tử phát triển từ lâu rồi, sao bà không dùng điện thoại mà chuyển cho nhanh, thì bà bảo phiền phức, khó dùng lắm.
“Chuyển thế này đã là nhanh hơn hồi xưa tôi đi học lắm rồi. Hồi ấy, bố mẹ phải gửi điện chuyển tiền, rồi ra bưu điện mà nhận, chứ đâu từ tài khoản chuyển qua tài khoản như bây giờ được”, bà Thúy bảo thế, ra chiều vẫn hài lòng lắm với cách thức ra ngân hàng, nhờ các cô thu ngân chuyển tiền cho con trai.
Nhưng rồi Covid-19 ập đến. Con trai chẳng về được, bà cũng ngại ra ngân hàng, vì nhỡ sơ sẩy nhiễm bệnh, lại khổ chồng khổ con, khổ cả làng xóm láng giềng. Bí quá, bà sang hàng xóm, nhờ cô giáo viên trẻ hướng dẫn cách dùng điện thoại để chuyển tiền qua ngân hàng như bà vẫn thường thấy mấy đứa trẻ nói chuyện với nhau. Bà cũng có smartphone chứ có thua kém ai đâu.
“Trước tôi thích dùng tiền mặt và cứ sợ “ngân hàng điện thoại” khó dùng, cứ nghe thấy nói đến công nghệ là… hãi và bỏ qua. Đấy là thứ không dành cho những người già và chả biết gì về công nghệ như tôi. Nhưng giờ được hướng dẫn mới thấy app ngân hàng gì đó quá dễ và thuận tiện”, bà Thúy cười.
Nói rồi, bà chỉ vào cái smartphone, trên đó hiện ra app TPBank rồi hồ hởi: “Đấy, rất dễ. Cô hàng xóm hướng dẫn cặn kẽ chỉ 2-3 lần là tôi biết ngay. Chuyển khoản cho con giờ cứ mở ra nói to “chuyển khoản” là nó hiện ra chỗ chuyển tiền”.
Theo thống kê, cả nước hiện có 70 tổ chức tín dụng và các đơn vị trung gian thanh toán triển khai các dịch vụ thanh toán qua internet, điện thoại di động. Tuy nhiên, phần lớn người cao tuổi, giống như bà Thúy, chưa thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thực tế không chỉ người cao tuổi, rất nhiều người ở độ tuổi trung niên hoặc trẻ hơn nữa ở nhiều miền quê cũng tỏ ra xa lạ với các dịch vụ ngân hàng số. Lý do chính là các app ngân hàng hiện tại đang hướng nhiều đến nhóm khách hàng trẻ ở thành phố, những người khá “sành” công nghệ, nên thường không thân thiện với những người “kém sành” công nghệ hơn. Nói một cách khác, nhiều app ngân hàng không dễ sử dụng với những người dùng lần đầu hoặc không quen sử dụng ứng dụng công nghệ. Từ đó tạo ra tâm lý e ngại, thậm chí cảm thấy không an toàn nếu làm sai thao tác.
Đại diện ngân hàng TPBank cho rằng ngoài các yếu tố hoạt động “mượt mà”, kết nối rộng rãi với mạng lưới đối tác để tạo ra một hệ sinh thái,thanh toán, thì một app ngân hàng chỉ được coi là tốt khi “thân thiện” với tất cả người sử dụng.
“Đó là tính năng chúng tôi tập trung phát triển app TPBank cả về giao diện lẫn tính năng đều rất dễ sử dụng, nhìn là biết ngay sẽ phải làm gì bước tiếp theo, không quá phức tạp như mọi người vẫn lầm tưởng”, đại diện của TPBank cho biết.
Thậm chí, với các app của TPBank, người dùng chỉ cần dùng tính năng Voise Search (tìm kiếm bằng giọng nói) và nói, chẳng hạn chuyển tiền, thì tự động trên điện thoại sẽ hiện ra ngay tính năng chuyển tiền để thực hiện giao dịch. Vì thế, ngay cả người già, người thuộc diện… “low tech” cũng dễ dàng sử dụng. Đây là tính năng mà cho đến nay, mới chỉ có TPBank cung cấp cho khách hàng của mình.
“Đây này, chẳng sợ nhầm. Dịch vụ của TPBank còn có chỗ sao lưu tài khoản giao dịch tự động. Tôi chuyển tiền cho con trai một lần, lần sau, cứ gõ tên là nó hiện ra đủ số tài khoản, không sợ nhầm”, bà Phương Thúy nói.
Ngoài tính năng này, app Mobile Banking của TPBank còn có tính năng chuyển tiền qua số điện thoại. Tức là người dùng TPBank, nếu không nhớ số tài khoản thì chỉ cần cho người gửi tiền số điện thoại của mình, họ nhập số điện thoại vào là sẽ tự động kết nối với số tài khoản. Rất thuận tiện và vô cùng dễ dàng, nhất là với đối tượng khách hàng là những người cao tuổi, nhớ số điện thoại của con cái thì dễ, mà nhớ số tài khoản thì khó.
Bên cạnh các tính năng độc đáo đó, thì app của TPBank sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống của người dùng, từ thanh toán bill, nạp điện thoại, mua gói xem phim Vieon, đặt máy bay, mua bảo hiểm... Việc chuyển tiền qua app cũng chỉ không chỉ đơn giản là các lệnh chuyển tiền thông thường nữa, mà còn có thể chuyển tiền kèm thiệp, chuyển tiền mà có sẵn nội dung…
“Tôi sử dụng dịch vụ của mấy ngân hàng, nhưng rồi nhận ra, sử dụng app của TPBank là tiện lợi nhất. Chuyển tiền được miễn phí, và quan trọng là app rất dễ sử dụng, chỉ mất 5s là xong một lệnh chuyển tiền hay thanh toán, không mất công phải gõ lại câu lệnh cũng như gõ lại mã OTP”, cô Nguyên Thảo (Hà Nội) nói và cho biết, cho đến giờ, cô hầu như chỉ sử dụng app của TPBank để thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán của mình.
“Với app của TPBank, tôi còn có thể cài đặt trước lệnh thanh toán định kỳ các hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền Internet, rất tiện mà không sợ ‘lỡ’ quên thanh toán thì bị nhà cung cấp cắt dịch vụ”, cô Nguyên Thảo nói.
PV