Ở phía Bắc Trung Quốc, yến mạch dại (tên khoa học: Avena fatua) từng bị coi là loài thực vật gây hại. Chúng có hệ thống rễ phát triển tốt, hấp thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng và nước từ đất, đồng thời tạo bóng mát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các loại cây trồng khác. Hễ nhìn thấy chúng mọc ở đâu, nông dân thường sẽ “diệt tận gốc” đến đó.
Tuy nhiên, một số chuyên gia sau khi nghiên cứu đã phát hiện ra yến mạch dại chứa thành phần dược liệu tự nhiên để chữa bệnh cho vật nuôi, đồng thời có thể trộn với thức ăn chăn nuôi để tăng thêm giá trị dinh dưỡng.
|
Cây cỏ dại mang lại giá trị kinh tế cao. |
Từ đó, yến mạch dại đã chính thức “đổi đời”, từ loài cây dại bị ghét bỏ một bước trở thành đặc sản quý hiếm với giá vô cùng đắt đỏ.
Yến mạch dại có nguồn gốc từ Nam Âu và khu vực Địa Trung Hải, du nhập vào Trung Quốc cùng với lúa mì. Chúng thường mọc ở những vùng đất hoang hoặc trên ruộng ở độ cao 1300-2400m, đây là loài cây có sức sống mạnh mẽ.
|
Đây là loại cây dại có thể dùng làm thuốc. |
Thân và quả của yến mạch dại đều có thể dùng làm thuốc. Chúng có vị ngọt, tính bình, có lợi cho tim và phổi. Theo tài liệu “Tài nguyên dược liệu Trung Hoa Quảng Tây”, lúa mạch dại có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng tỳ vị yếu, chứng ra mồ hôi nhiều. Trong y học hiện đại, loài cây này có thể dùng để hỗ trợ điều trị chứng suy nhược cơ thể, rối loạn chức năng tiêu hóa mãn…
Bên cạnh đó, hạt lúa mạch dại có thể dùng thay thế ngũ cốc, làm thức ăn xanh cho bò, ngựa và cũng là nguyên liệu sản xuất giấy.
Hiện nay, do cung không đủ cầu, 1 kilogram yến mạch dại có giá lên đến 1.400 NDT/kg, tương đương hơn 4,5 triệu đồng. Nhiều nông dân đã vô cùng bất ngờ trước mức giá này, không ít người cảm thấy tiếc nuối vì trước kia từng vứt bỏ “mỏ vàng” này không tiếc tay.
Theo Người đưa tin