Loài cá quý hiếm trên sông Đà muốn ăn phải chờ vài năm

Google News

Cá bỗng phù hợp môi trường nước sông Đà, chăn thả dễ, ích dịch bệnh.

Được coi như có họ hàng với giống cá thần ở tỉnh Thanh Hoá về mầu sắc và hình dáng, nhiều năm nay, cá bỗng - có nguồn gốc thiên nhiên, đã được lai tạo, thuần hoá và trở thành giống đặc sản được nuôi ở khá nhiều các nhà bè trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ (tỉnh Phú Thọ).

Cá bỗng được nuôi bên cạnh những loại cá truyền thống đã được nuôi trong lồng bè lâu năm như cá lăng, diêu hồng, rô phi đơn tính, cá trắm cỏ, cá ngạnh...

Loai ca quy hiem tren song Da muon an phai cho vai nam

Ông Dương Tiến Dũng, khu 5, xã Xuân Lộc, Thanh Thuỷ - một người đã có thời kỳ từng có từ 17-20 lồng cá cho biết: Năm 2016, từ dự án của Chi cục thuỷ sản, Sở NN PTNT Phú Thọ, những con cá bỗng giống đầu tiên đã bắt đầu được thả xuống nhiều bè cá lồng ở sông Đà.

Cá bỗng được nuôi trong môi trường bán tự nhiên, chăn thả bằng cám công nghiệp. Dự án triển khai ở nhiều hộ để nuôi thử nghiệm.

Sau một thời gian nuôi, theo dõi cho thấy, cá bỗng phù hợp môi trường nước sông Đà, chăn thả dễ, ích dịch bệnh. Tuy nhiên, đặc điểm của giống cá này là khó nuôi, lớn chậm và hay nhẩy.

Vì vậy nếu lồng bè không đảm bảo là chúng nhẩy ra ngoài lồng rất nhiều. Do khó nuôi, tăng trọng chậm (trung bình 1kg/ năm) và ngon, thịt thơm nên tại các lồng bè ở Xuân Lộc, cá Bỗng có giá từ 340-350 ngàn đồng/ kg.

Loai ca quy hiem tren song Da muon an phai cho vai nam-Hinh-2

Cá bỗng nuôi lồng bè trên sông Đà đoạn chảy qua địa bàn xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Hiện tại ở xã Xuân Lộc chỉ còn 2-3 hộ đang nuôi, trọng lượng cá từ 2-2,5kg/ con, nhưng cũng còn rất ít.

Thành công từ việc nuôi thuần dưỡng trong môi trường bán tự nhiên giống cá quý hiếm này mở ra cơ hội mới cho việc phát triển mô hình chăn nuôi con đặc sản có giá trị cao trên mặt nước sông Đà, xây dựng thêm thương hiệu cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ.

Theo Báo Phú Thọ