Có hơn 120 loài cá nóc, và 22 loại khác nhau được chính phủ Nhật Bản cho phép sử dụng trong các nhà hàng. Người Nhật ăn 10.000 tấn cá nóc mỗi năm. Nhưng một loài được đánh giá cao hơn, và độc hơn những loài khác: torafugu, hay cá nóc hổ.
Cá nóc hổ hoang dã thường được tìm thấy tại các nhà hàng cao cấp, được phục vụ dưới dạng một món sashimi thái lát mỏng hoàn hảo, chiên giòn, và thậm chí được sử dụng để làm một loại rượu sake nóng gọi là Rentzake.
Vào mùa cao điểm, giá của cá nóc Hổ thường lên đến 265 USD/kg (hơn 6 triệu đồng). Thậm chí con số này đang ngày một tăng chính vì sự đánh bắt quá mức. Hiện chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều điều luật để hạn chế số lượng cũng như thời gian đánh bắt loại cá này trong năm.
Khi bán một loại thực phẩm nguy hiểm như vậy, an toàn là điều tối quan trọng. Vào năm 2018, một siêu thị vô tình bán năm gói cá chưa bỏ gan nhiễm độc và thị trấn đã phải sử dụng hệ thống cảnh báo tên lửa để phát đi cảnh báo cho những người đã mua.
Chính phủ Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ những người có thể chế biến món cá nóc, và các đầu bếp cần phải trải qua một kỳ kiểm tra chuyên sâu trước khi họ được phép phục vụ món cá một cách hợp pháp.
Tất cả các kỹ năng và quá trình đào tạo khiến việc chuẩn bị món ăn này ngày càng có giá đắt đỏ. Cá bị thịt vài giây trước khi chuẩn bị món ăn. Phương pháp này giúp thịt tươi lâu hơn, và tại các nhà hàng Nhật Bản, món cá nóc sẽ được ủ trong 24 giờ trước khi được phục vụ.
Có một lý do khác khiến cá nóc hổ ngày càng đắt đỏ: đánh bắt quá mức. Cá nóc hổ đang bị đe dọa, và vào năm 2005, chính phủ Nhật Bản đã giới hạn hạn ngạch và mùa đánh bắt của chúng. Một loài cá nóc khác phổ biến trên khắp Nhật Bản, cá nóc Trung Quốc, đã giảm số lượng lên tới 99,9% trong 45 năm qua.
Phiên bản cá nóc được nuôi trong trang trại rẻ hơn nhiều và nhiều nhà hàng phục vụ món cá nóc đưa ra mức giá phải chăng hơn đang bắt đầu xuất hiện, nhưng cá nóc là loài rất khó nuôi truồng trong trang trại và nhiều người tiêu dùng nói rằng nó không ngon.
Theo Huy Nguyễn/Dân Việt