Chủ tịch Văn Phú vượt mặt Đặng Thành Tâm
Ông Tô Như Toàn - chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Văn Phú Invest - hiện nắm tới 25% vốn, tương ứng 40 triệu cổ phiếu VPI. Tính theo giá chốt phiên giao dịch tuần này, giá trị cổ phiếu ông Toàn nắm giữ lên đến 1.432 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty cổ phần đầu tư THG Holding là công ty riêng của ông Toàn cũng nắm giữ lượng cổ phiếu tương đương 1.343 tỷ đồng.
Như vậy, việc đưa Văn Phú - Invest lên sàn niêm yết không những đưa ông Toàn lọt danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán còn vượt qua nhiều tên tuổi lừng danh thị trường chứng khoán như “sếp lớn” Kido Trần Lệ Nguyên, chủ tịch doanh nghiệp vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) Cao Thị Ngọc Dung hay sếp Kinh Bắc (KBC) Đặng Thành Tâm.
|
Ông Toàn lọt danh sách tỷ phú “nghìn tỷ”. |
Phạm Nhật Vượng giàu hơn ai?
Theo thống kê mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC) đang sở hữu khối lượng tài sản ròng trị giá 4,2 tỷ USD và xếp thứ 512 thế giới, giảm 22 bậc so với 2 ngày trước.
Người giàu nhất sàn chứng khoán Việt hiện nay là ông Trịnh Văn Quyết cũng chỉ sở hữu khối tài sản xấp xỉ 2,66 tỷ USD khi quy đổi sang từ cổ phiếu nắm giữ. Nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ hãng hàng không Vietjet Air, cũng mới sở hữu khối tài sản ròng ước đạt 2,2 tỷ USD, bằng 1/2 so với ông Vượng.
|
(Ảnh: Zing) |
Nữ đại gia kín tiếng đứng sau Trịnh Văn Quyết
CTCP Tập đoàn FLC vừa cho biết, CTCP Khoa học và Công nghệ AOS, một công ty kinh doanh thương mại đa ngành nghề đã gửi thông báo tới bộ phận quản lý cổ đông của FLC kế hoạch mua vào 40 triệu cổ phiếu FLC.
AOS là một công ty thương mại thành lập năm 2013 với vốn điều lệ là 250 tỷ đồng, đặt trụ sở tại TPHCM với người đại diện theo pháp luật là bà Trịnh Thị Thúy Nga (em gái ông Trịnh Văn Quyết).
Nếu hoàn thành kế hoạch này, AOS sẽ trở thành cổ đông lớn thứ 2 của FLC (chiếm 6,27% tổng số cổ phần FLC đang lưu hành), chỉ đứng sau cổ đông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.
Mời độc giả xem video 3 nữ đại gia "chơi ngông" nhất Việt Nam (nguồn: VTC News):
Bốn doanh nhân Shark Tank
Shark Tank Việt Nam có 4 nhà đầu tư, chính là những doanh nhân thành đạt, đứng đầu những doanh nghiệp lớn, nhiều kinh nghiệm thành công trên thương trường. Ông Nguyễn Xuân Phú - Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Sunhouse. Ông Trần Anh Vương - Tổng giám đốc Công ty CP SAM Holdings. Bà Thái Văn Linh - Giám đốc vận hành & chiến lược Quỹ đầu tư VinaCapital. Ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập Đoàn Thế Kỷ CEN GROUP; Chủ tịch Công ty CP Đầu tư & Phát triển BĐS Thế Kỷ CEN INVEST.
|
Bốn doanh nhân của chương trình truyền hình thực tế. |
Các doanh nghiệp của các doanh nhân này cũng là những cái tên khá quen thuộc trên thị trường: Sunhouse là một trong những thương hiệu hàng gia dụng thành công của Việt Nam, VinaCapital là 1 trong 2 quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, CEN Group là công ty trung bình trong lĩnh vực bất động sản ở phía Bắc còn SAM Holdings (tên cũ là CTCP Cáp và Vật liệu Viễn thông - SACOM) là 1 trong 2 công ty đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán.
CEO Bibo Mart: DN Việt chỉ làm kiểu “cơi nới”
Bà Trịnh Lan Phương, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Bibo Mart, nhận định đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công nghệ trong sự phát triển của mình. Hầu hết chỉ coi công nghệ là công cụ, phương tiện chứ không phải là nền móng, là lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư ngay từ ban đầu.
“Khi xây dựng tầm nhìn, mục tiêu phát triển chúng ta dồn trọng tâm vào những chiến lược khác: con người, tài chính, kinh doanh, thương hiệu,... mà không dành nhiều quan tâm đầu tư vào công nghệ. Chúng ta thường làm đến đâu đầu tư đến đó. Công nghệ đi theo kinh doanh nên chúng ta cứ mãi vật vã, vừa làm vừa cơi nới".
Dũng 'mặt sắt' bây giờ ra sao?
Nguồn tin từ cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Quảng Ninh xác nhận từ khoảng 3 tháng nay, trùm đường dây buôn lậu vùng biên Hà Tuấn Dũng, tức Dũng "mặt sắt” đã được tại ngoại, chờ TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử.
Dũng "mặt sắt" được biết đến là một "trùm" giang hồ khét tiếng ở Quảng Ninh. Vào cuối tháng 4/2016, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án đối với 22 bị cáo trong vụ án "Buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới" do Hà Tuấn Dũng (tức Dũng "mặt sắt") cầm đầu liên quan đến 3 công ty có đăng ký tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, buôn lậu 508 chiếc ôtô hạng sang đã qua sử dụng sang Trung Quốc.
Toyota Vios biển ngũ quý, Rolls Royce Ghost 30 tỷ rao bán trên vỉa hè
Chiếc Rolls Royce Ghost series II sản xuất năm 2015, động cơ V12, dung tích xi lanh 6.6 L, công xuất cực đại 570 mã lực. Chiếc xe này được nhập khẩu về nước dưới dạng xe cũ (chạy lướt) và đăng ký biển số Hà Nội hồi giữa năm 2016, trước khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 60% lên 150% từ 1/7/2016. Theo lời người bán, khi nhập về giá của nó vào khoảng 29 tỷ đồng, nay rao bán với giá 24 tỷ đồng.
Toyota Vios biển số siêu khủng 30E-999.99 đã được bán lại với mức giá siêu khủng, lên tới 1,6 tỷ đồng, cao gấp khoảng 3 lần giá trị thật của chiếc xe trên thị trường hiện nay.
Trước đó, trên mạng xã hội cũng đã xuất hiện một mẫu xe khác cùng thương hiệu Toyota là Innova bốc được biển số ngũ quý 1 (51G-111.11). Đây là biển số siêu đẹp và sau đó nó đã được bán với giá hơn 2 tỷ đồng (chênh hơn 1 tỷ đồng so với giá trị thực của xe).
Thu hơn 2 tỷ/năm từ trồng hoa
Nguyễn Thanh Hải và anh Phạm Trường Thắng đều SN 1983 tại TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) đang sở hữu gần 100 loại hoa hồng ngoại nhập các loại và nhiều loại hoa theo mùa với 3 cơ sở ươm trồng tại phường Hồng Hải, phường Hà Phong (TP. Hạ Long) và một cơ sở tại huyện Vân Đồn với tổng diện tích hơn 1ha.
Mỗi tháng, nhà vườn xuất ra thị trường gần 30.000 chậu hoa các loại. Trừ hết chi phí, 2 ông chủ trẻ thu về khoảng hơn 2 tỷ/năm. Ngoài phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, làm giàu, hiện 3 cơ sở của hai anh còn tạo công ăn việc làm cho 20 công nhân với thu nhập ổn định.
Theo Bảo Anh/Vietnamnet