Với bộ óc thiên tài, Newton thành công trong nhiều lĩnh vực. Ông trở thành nhà nhà khoa học, nhà toán học và nhà vật lý vĩ đại với nhiều thành tựu để đời. Nhờ sự nghiệp khoa học thành công, Newton tích cóp được một số tài sản lớn. Vì vậy, ông quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Trở lại vào mùa xuân năm 1720, Isaac Newton sở hữu cổ phần trong Công ty South Sea – loại cổ phiếu nóng nhất ở Anh. Vào ngày 1/1/1720, mức giá cổ phiếu South Sea Bubble là 128 bảng Anh. Đến ngày 24/6, giá cổ phiếu mà Newton mua tăng lên 1.050 bảng.
Là một thiên tài khoa học, Isaac Newton vẫn mất núi tiền oan cho đầu tư (Nguồn: BI)
Thế nhưng, 3 tháng sau, giá cổ phiếu South Sea Bubble bắt đầu sụt giảm mạnh. Cảm thấy rằng thị trường đã ra khỏi tầm tay, nhà vật lý vĩ đại lẩm bẩm rằng ông ấy 'có thể tính toán chuyển động của các thiên thể, nhưng không thể tính toán sự điên rồ của mọi người.'
Newton đã bán cổ phiếu South Sea của mình, bỏ túi mức lợi nhuận gấp đôi, thu về số tiền 7.000 bảng. Nhưng chỉ vài tháng sau, bị cuốn vào sự cuồng nhiệt của thị trường, Newton đã nhảy trở lại với mức giá cao hơn nhiều - và mất 20.000 bảng (hoặc hơn 3 triệu đô la theo tỷ giá tiền hiện tại).
Tuy nhiên, lần đầu tư này của Newton đã thất bại thảm hại do giá cổ phiếu trên đột nhiên quay đầu giảm. Và vì lý do này, ông ấy cấm mọi người nói những từ “South Sea” khi có sự hiện diện của ông ta.
Newton rõ ràng không phải là một người ngốc nghếch. Ông đã phát minh ra phép tính và khái niệm ba định luật về chuyển động của mình. Nhưng thước phim nhỏ này cho thấy ông ấy không phải là một nhà đầu tư thông minh vì anh ta đã để cảm xúc của mình ngự trị, và bị lung lay bởi ý kiến bất hợp lý của đám đông.
Hay như Graham mô tả: "Thực sự, vấn đề chính của nhà đầu tư - và thậm chí là kẻ thù tồi tệ nhất của ông ta - có khả năng là chính ông ta."
Theo Huy Nguyễn/Dân Việt