Những căn nhà siêu nhỏ, siêu mỏng hoặc có hình dạng méo mó khác thường xuất hiện khi những dự án mở rộng đường phố khi nhiều hộ dân bị giải phóng mặt bằng mất đi một phần diện tích đất lớn, họ buộc phải tận dụng phần đất còn lại để xây dựng nơi ở hoặc cửa hàng kinh doanh.
Tuy có diện tích sử dụng nhỏ, nhưng những ngôi nhà này sau khi các dự án hoàn thiện thường nằm ngay trung tâm, ở mặt đường các con phố lớn nên giá bất động sản tăng lên cao vút. Thậm chí còn được nhiều người săn đón mua hoặc thuê lại để kinh doanh.
|
Đường Trường Chinh sau khi dự án vành đai 2 hoàn thiện xuất hiện nhiều căn nhà diện tích siêu nhỏ do bị thu hẹp bởi quá trình giải phóng mặt bằng.
|
|
Những căn nhà bề ngang chỉ rộng 2 – 3m, thường được xây lên 4 – 5 tầng để mở rộng không gian sống. |
Ở Hà Nội, những ngôi nhà xiêu vẹo, diện tích nhỏ xuất hiện nhiều nhất ở 2 tuyến đường Trường Chinh, Minh Khai (thuộc dự án đường vành đai 2) và đường Phạm Văn Đồng (thuộc dự án đường vành đai 3).
Cụ thể, dọc tuyến đường Minh Khai (đoạn Trương Định đến cầu Mai Động) xuất hiện ngày một nhiều những ngôi nhà có mặt tiền rộng nhưng chiều sâu hạn chế; nhà hình chữ nhật mỏng tang, hình thang, hình tam giác và những căn “tí hon” bề ngang chỉ đủ 1 người đi. Sau khi dụ án vanh đai 2 hoàn thiện, những ngôi nhà nằm ngay sát mặt đường lớn, vỉa hè thông thoáng thuận lợi cho việc kinh doanh. Đây cũng là yếu tố mang lại giá trị lớn về bất động sản cho những căn nhà này.
Nằm ở số 91 Đại La, ngôi nhà của ông Bùi Phương Dực (79 tuổi) trước đây có hình dạng chữ L đảo ngược, tổng diện tích là 18m2, mặt tiền 2m dùng để kinh doanh đồ gia dụng. Sau khi giải phóng mặt bằng, ngôi nhà chỉ còn 7,5 m2, mặt tiền chưa tới 1m.
|
Căn nhà số 41 Đại La bị thu hẹp 1 nửa diện tích sau khi giải phóng mặt bằng. |
Bên trong căn nhà đồ dùng được xếp chồng lên cao chạm trần nhà. Ngoài các sản phẩm đồ điện tử, ông Dực chỉ kê vừa một chiếc giường gấp để nghỉ ngơi.
Gia đình ông Dực đã phải chuyển đi nơi khác, hiện tại căn nhà nhỏ chỉ có mình ông sinh sống. Để thích nghi trong không gian chật chội, ông Dực phải cắt bỏ nhiều đồ dùng sinh hoạt để ưu tiên cho việc kinh doanh. Hiện tại, ngôi nhà của ông Dực trị giá khoảng 3 tỷ đồng cho 7,5 m2 đất.
Không chỉ nhà ông Dực, phần lớn nhà mặt ở khu vực này đều có giá đất dao động từ 200 – 400 triệu/m2. Giá cho thuê khoảng 4 – 5 triệu/m2 vì vậy dù nhỏ và chật chội, người dân ở đây cũng tận dùng từng m2 đất để “hái ra tiền”.
|
Giá nhà mặt đất ở mặt đường Phạm Văn Đồng giao động khoảng 200 triệu/m2. |
Tương tự, trên tuyến đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm) nơi có dự án mở rộng đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long) nhiều hộ dân bị giải phóng mặt bằng nên chỉ còn lại phần diện tích không vuông vức hoặc siêu nhỏ. Những ngôi nhà trên đoạn đường này nối tiếp nhau méo mó, ngang dọc theo từng đoạn.
Căn nhà số 348 thừa khoảng 2 m2 đất. Diện tích này được chủ nhà dựng thành chuồng cọp, chiếm ½ mặt tiền nhà hàng xóm. Người hàng xóm từng ngỏ ý hỏi mua lại phần diện tích bị che khuất với giá khoảng 2 tỷ đồng những bị từ chối.
Theo quy định của Bộ Xây Dựng, các thửa đất trên 36 m2 mới được xây dựng. Nhưng nhiều nhà có diện tích nhỏ phải “lách” sửa chữa bằng cách quây kín tôn bên ngoài rồi âm thầm nâng độ cao phía trong hoặc lấy danh nghĩa hợp thửa với hàng xóm nhưng thực chất vẫn là 2 hộ độc lập để được cấp phép xây dựng.
Theo Châu Dương/Dân Việt